Sức khỏe hôm nay

Tác hại của Thuốc kháng sinh trong điều trị viêm *m đ*o

Kháng sinh là phương pháp điều trị bệnh viêm *m đ*o rất phổ biến song không phải ai cũng biết kiểm soát thứ Thuốc được mệnh danh là con dao hai lưỡi này.
Viêm *m đ*o là nỗi ám ảnh của chị em, không chỉ gây phiền toái trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới chuyện phòng the, hôn nhân của mỗi gia đình. Viêm *m đ*o có biểu hiện ban đầu qua khí hư chỉ là màu vàng nhẹ, màu trắng như sữa chua và hơi ngứa nhẹ, có thể còn tự mất và xuất hiện trở lại liên tục nhiều lần trong năm. Tuy nhiên, sau mỗi lần trở lại biểu hiện sẽ dần nặng hơn như khí hư đặc giống bã đậu, vón cục, khí hư có mùi hôi thối khó chịu, đau rát xót khi tiểu tiện, có những biểu hiện ngứa dữ dội vào chiều tối tại V*ng k*n. Nhiều người đã được điều trị bằng Thuốc đặt và Thuốc uống một hoặc nhiều lần song bệnh tái phát chỉ sau một thời gian ngắn.

Liên quan tới vấn đề đáng lo ngại này, ngày 14/10/2016, báo điện tử Sức khỏe&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) cùng sự đồng hành của nhãn hàng Nữ Vương – Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinh Gia đã tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tiếp với chủ đề "Viêm nhiễm phụ khoa dai dẳng" với sự góp mặt của các bác sỹ sản phụ khoa đầu ngành.

Trong buổi giao lưu, bác sỹ CKII Trần Văn Hùng – Nguyên Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Hà Nội đã có những tư vấn cụ thể cho chị em về tác hại của Thuốc kháng sinh trong điều trị viêm *m đ*o. Theo bác sỹ Hùng, kháng sinh được chỉ định điều trị khi bệnh nhân đã được chẩn đoán một cách chắc chắn là có viêm nhiễm. Bên cạnh tác dụng chính là điều trị bệnh thì kháng sinh cũng gây tác dụng phụ như: với Thuốc dùng toàn thân thì trong kháng sinh vẫn có tỉ lệ bị dị ứng tùy theo mức độ, nhẹ thì khó thở, nổi mề đay, nặng thì gây ra sốc, sốc phản vệ là nặng nhất có thể dẫn tới Tu vong. Trong khi đó, với Thuốc dùng tại chỗ như Thuốc đặt, phần nhiều là dị ứng do tá dược tùy theo từng người, từng loại Thuốc biểu hiện như gây ngứa, tấy đỏ,…

Giải thích về cơ chế hoạt động của kháng sinh trong điều trị viêm *m đ*o, bác sỹ Hùng cũng nói thêm, khi bắt đầu dùng kháng sinh điều trị, thời gian lui bệnh sẽ nhanh, chỉ khoảng 3 - 5 ngày là có thể lui khỏi bệnh nhưng để khỏi hoàn toàn thì thì cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Khi bị kháng sinh tấn công, vi khuẩn sẽ ngừng hoạt động tạm thời nên nếu không điều trị thì vi khuẩn sẽ lại hồi phục, tiếp tục hoạt động dẫn tới kháng Thuốc (tức là vi khuẩn thích nghi với loại Thuốc đang được sử dụng). Và khi chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, vi khuẩn khi đó đã kháng Thuốc cộng thêm việc dùng Thuốc không đúng liều, đúng quy trình sẽ khiến việc điều trị càng khó khăn hơn và thêm nữa các trường hợp bùng phát trở lại là rất hay gặp.

Hiện nay, ngoài những chị em khi đi khám được kê kháng sinh thì có rất nhiều người đã tự ý mua kháng sinh về điều trị bệnh mà không hiểu rõ rằng, tùy từng loại Thuốc thích hợp với vi khuẩn như thế nào. Việc tự ý dùng kháng sinh điều trị sẽ không tiêu diệt được trọn vẹn loại vi khuẩn mà chị em bị nhiễm do không được xét nghiệm cụ thể.

Ngoài ra, việc lạm dụng Thuốc kháng sinh để điều trị viêm *m đ*o sẽ vô tình diệt luôn cả vi khuẩn có lợi trong môi trường *m đ*o, khiến các vi khuẩn có hại càng "thừa thắng xông lên", đây là nguyên nhân cơ bản gây mất cân bằng pH *m đ*o khiến bệnh nhanh quay trở lại nhất.

Để giảm tác dụng phụ của việc lạm dụng kháng sinh cũng như tránh bệnh tái phát, kéo dài dai dẳng làm bệnh thành mạn tính thì việc sử dụng thêm kháng sinh từ thảo dược (Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá,…) nhằm chống viêm, bổ sung lợi khuẩn từ chế phẩm Immune Gamma là cách điều trị kết hợp giải quyết những trường hợp dai dẳng hiệu quả.

Khi tác dụng phụ của kháng sinh được hạn chế, môi trường *m đ*o sẽ nhanh chóng được cân bằng, trở lại bình thường, các vi khuẩn có lợi sẽ ức chế cạnh tranh không cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tac-hai-cua-lam-dung-thuoc-khang-sinh-trong-dieu-tri-viem-am-dao-n124349.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY