Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tác hại và ảnh hưởng của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

MangYTe - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số.

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là gì?

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 điều 8 luật hn&gđ 2014). tảo hôn là một tập tục (hủ tục) tồn tại lâu đời ở nhiều nhóm cộng đồng và các dân tộc. tảo hôn không chỉ gây hại sức khoẻ cho sức khoẻ, sự trưởng thành của trẻ em mà còn tước đoạt nhiều quyền con người của các em, ảnh hưởng đến sự tồn vong và phát triển của nhóm cộng đồng và dân tộc.

Tác hại và ảnh hưởng của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống - Ảnh 1.

Tảo hôn làm mất đi cơ hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Ảnh: P.V

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện hành cũng như các văn bản pháp luật không đưa ra khái niệm cho thuật ngữ "hôn nhân cận huyết thống". vậy, hôn nhân cận huyết thống là gì? theo cách hiểu thông thường, hôn nhân cận huyết được hiểu là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau: đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì. tảo hôn và hôn nhân cận huyết là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số (dtts) nước ta.

Đối với bản thân và gia đình: Làm mất đi cơ hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, đặc biệt kết hôn cận huyết thống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực.

Bản thân những bà mẹ trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể chưa phát triển đến độ hoàn thiện, ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm S*nh l*, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái do chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ T*nh d*c sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai của những bà mẹ và những đứa trẻ được sinh ra. những trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thường mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. hơn nữa khi sức khỏe không đảm bảo khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây Tu vong mẹ và trẻ sơ sinh.

Tác hại và ảnh hưởng của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống - Ảnh 2.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi. ảnh: t.l

Có nhiều em đang ngồi trên ghế nhà trường phải bỏ học để lấy vợ lấy chồng, mất cơ hội học tập, kinh nghiệm cuộc sống còn non trẻ, nhưng phải lo toan cuộc sống gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp, lao động phổ thông nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình bị hạn chế, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo.

Những gia đình tảo hôn thường có cuộc sống rất khó khăn, chưa hiểu biết nhiều về kiến thức nuôi dạy con cái, cũng như trách nhiệm, bổn phận của những người làm cha, làm mẹ, nên các cặp vợ chồng trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, thường xảy ra mâu thuẫn. hạnh phúc gia đình dễ bị rạn nứt, tỷ lệ ly hôn cao.

: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi, những cặp kết hôn cận huyết thống dù khoẻ mạnh nhưng khi kết hôn cận huyết làm tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi, họ có thể sinh ra những đứa con bị dị dạng hoặc bệnh tật di truyền mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời mà nhiều chuyên gia Y tế đã cảnh báo như: Bệnh mù màu (không phân biệt được màu xanh, màu đỏ); bệnh bạch tạng, da vẩy cá; bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia)...

Từ những nguyên nhân, hậu quả trên cho thấy để ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, xây dựng gia đình việt nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách góp phần quan trọng và trực tiếp cải thiện chất lượng giống nòi và nâng cao chất lượng dân số bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bảo vệ bà mẹ, trẻ em và những người yếu thế khác; quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình, của nhà nước và xã hội là trách nhiệm mỗi cá nhân, gia đình cộng đồng và toàn xã hội.

Vì vậy cần thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung, luật hôn nhân gia đình năm 2014; các tập quán cần vận động xóa bỏ và những tập quán lạc hậu cấm áp dụng tại nghị định số 126/2014/nđ-cp ngày 31/12/2014 của chính phủ.

M.Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/tac-hai-va-anh-huong-cua-tao-hon-hon-nhan-can-huyet-thong-20201219125058267.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY