Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Tại sao khi đổi Thuốc hạ áp thì tim cháu lại đập nhanh?

Dạo này do huyết áp của cháu tăng cao nên cháu có đổi Thuốc hạ áp. Nhưng sau khi uống viên đầu tiên thì tim cháu lại đập nhanh phải đi cấp cứu.

Cháu chào các bác sĩ,Hiện giờ cháu đang bị suy thận phải chạy thận nhân tạo, dạo này do huyết áp của cháu tăng cao nên cháu có đổi Thuốc hạ áp là Nifemhemxal Remtard 20mg, sau khi uống 1 viên đầu tiên thì cháu bị loạn nhịp tim, nhịp tim tăng rất nhanh, tầm 200 nhịp/ phút, và phải đi cấp cứu.

Nhưng lên BV đa khoa tỉnh Hải Dương, các BS có cho cháu đi chụp tim phổi và điện tim thì bảo là không sao, cho cháu nằm viện 4 hôm rồi cho cháu ra viện. Nhưng khi về nhà thì hiện tại cháu rất hay bị loạn nhịp tim (nhịp tim tăng) sau mỗi khi dùng bất kỳ loại Thuốc gì, cháu nghĩ mình có thể bị bệnh gì đó về tim.Cháu xin các BS cho cháu lời khuyên giờ nên đi khám ở đâu và cần tiến hành khám những gì ạ? Cháu xin cảm ơn!Tiền sử: bị suy thận mãn giai đoạn IV, Thuốc hạ áp đang dùng: Amlor 5mg.

(T.Q.M - Hải Dương)

Chào T.Q.M,

Cháu không cho BS biết thông tin cháu bị suy thận mạn nhưngnguyên nhân do gì? Cháu còn trẻ, như thế khó có thể là do cao huyết áp…

BS có thể giải thích tình trạng bệnh của cháu như thế này:

Việc cháu đổi (đang uống Amlor 5mg rồi uốngNifedipin retard 20 mg) là không đúng vì 2 loại này cùng thuộc 1nhóm Thuốc (tức có cùng cơ chế tác dụng), vả lại Nifedipin có các tác dụng phụhơi khó chịu đó là làm nhịp tim nhanh, gây cảm giác phừng mặt (giống như bị aiđó chọc giận vậy...). Điều đó có thể giải thích tại sao nhịp tim cháu nhanhlên.

Chẩn đoán bệnh tim ngoài Xquang tim phổi, đo điện tâm đồ ra,cần làm thêm siêu âm tim, thử máu định lượng proBNP… Còn vấn đề kiểm soát huyếtáp, ngoài Amlor ra còn có thêm nhiều nhóm Thuốc khác cần cho cháu (bị suy thậnmạn) như lợi tiểu, …

Cháu cần khám BS chuyên khoa Tim mạch tại các BV hay Trungtâm Y khoa lớn có đủ các xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân, từ đó BS sẽchỉnh Thuốc cho cháu. Khi đi nhớ mang theo xét nghiệm (nếu có), toa hay Thuốcđang uống để BS tham khảo.

Chào cháu và chúc cháu vui, khỏe!

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tai-sao-khi-doi-thuoc-ha-ap-thi-tim-chau-lai-dap-nhanh-n74887.html)

Tin cùng nội dung

  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Chào BS, tôi 54 tuổi bị cao huyết áp được nửa năm và bị đau bao tử mãn tính nên ngày nào cũng phải uống Thuốc, uống Thuốc nhiều lại đau bao tử.
  • Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể có những biểu hiện viêm, vị trí viêm hoặc loét khác nhau.
  • Thưa BS, mẹ tôi bị huyết áp và tim. Mỗi sáng sớm bà phải uống Thu*c huyết áp và tim. Theo chỉ định của BS, bà sắp phải nội soi dạ dày. Theo như câu tư vấn của Mangyte thì muốn nội soi dạ dày phải nhịn từ 21g tối hôm trước, để bụng rỗng. Tuyệt đối không ăn uống để cho kết quả nội soi chính xác. Tôi băn khoăn, nếu mẹ tôi không uống Thu*c huyết áp thì huyết áp tăng cao làm sao nội soi? Nên làm thế nào Mangyte ơi? (Huy Hùng - TPHCM)
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY