Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Talchum – Bí ẩn sau những chiếc mặt nạ gỗ Hàn Quốc

(MangYTe) - Hàn Quốc vẫn được biết tới là đất nước hiện đại phát triển nhanh chóng nhưng vẫn gìn giữ được những giá trị truyền thống của mình. Một trong những nét văn hóa Hàn Quốc truyền thống tới nay vẫn được gìn giữ đó là nghệ thuật múa mặt nạ (Talchum).

Nguồn gốc những chiếc mặt nạ truyền thống Hàn Quốc

Nét nổi bật của chiếc mặt nạ là hầu hết chúng đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt của người Hàn, nhưng cũng có chiếc mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng. Hình dáng các loại mặt nạ thường khá kì lạ và đã được cách điệu, vì Talchum (múa mặt nạ) thường được người Hàn Quốc biểu diễn vào ban đêm dưới ánh sáng của các đống lửa.

Một trong những thói quen rất đặc biệt của người Hàn Quốc vẫn còn lưu giữ đến ngày hôm nay đó chính là thói quen đeo mặt nạ. Người Hàn Quốc rất thích đeo mặt nạ bởi chúng cho phép họ ẩn danh để chỉ trích, châm biến những thói xấu trong xã hội. Mặt nạ trong tiếng Hàn có ỹ nghĩa là “tal”. Từ Tal đối với người Hàn Quốc cổ đại là biểu tượng của sự thiêng liêng của các vị thần và thường xuất hiện rất nhiều trong những hoạt động của người Hàn Quốc từ văn hóa đến các hoạt động giải trí.

Theo truyền thuyết của người Hàn Quốc kể lại, thời kỳ Cao Ly ở Hàn Quốc, các vị thần đã ra lệnh cho những người thợ thủ công Huh Chongkak dân làng Hahoe phải tạo ra bằng được 12 chiếc mặt nạ gỗ khác nhau. Đồng thời những vị thần cũng yêu cầu người thợ thủ công không được gặp mặt ai cho đến khi hoàn tất hết phần việc của mình.

Cho đến khi người thợ thủ công này hoàn thành nửa trên chiếc mặt nạ cuối cùng mang tên Imae, hay còn gọi là Kẻ Ngốc thì một cô gái đang yêu thầm anh đã lén nhìn trộm chiếc mặt nạ đó. Ngay lập tức, người thợ thủ công này đã bị xuất huyết và ch*t, để lại chiếc mặt nạ cuối cùng vẫn bị giang dở chưa được hoàn thành.

Sau này, những chiếc mặt nạ của làng Hahoe và điệu nhảy của người dân khi đeo chính đã trở thành những nét văn hóa truyền thống được gìn giữ từ đời này sang đời khác của người dân Hàn Quốc. Ngày nay, 9 trong số 12 chiếc mặt nạ kể trên có trong danh sách “kho tàng văn hóa của người Hàn Quốc”, 3 chiếc mặt nạ còn lại đã bị thất lạc.

Có tất cả 12 nhân vật trong bộ mặt nạ Hahoe. 3 nhân vật mất tích là Chongkak (cử nhân), Byulchae (người thu thuế) và Toktari (ông già). 9 chiếc mặt nạ vẫn được lưu giữ là: Yangban (quý tộc), Kaksi (người phụ nữ trẻ hay cô dâu), Chung (tu sĩ Phật giáo), Choraengi (người hầu của Yangban), Sonpi (học giả), Imae (người ngu ngốc và đầy tớ vô dụng của Sonpi), Bune (vợ lẽ), Baekjung (kẻ Gi*t người), và Halmi (bà già).

Múa mặt nạ bà già ở xứ s[r Kim Chi.

Thực tế, những chiếc mặt nạ của làng Hahoe chỉ khắc họa một trong rất nhiều phong cách mặt nạ khác nhau của người Hàn quốc. Phong cách mặt nạ của người Hàn Quốc vô cùng đa dạng với những điệu múa liên quan. Những khu vực khác nhau lại sáng tạo nên những hình thức nghệ thuật rất riêng.

Các mặt nạ của Hàn Quốc đi từ tả thực đến kì dị với đầy đủ những sắc thái khác nhau. Về hình dáng của những chiếc mặt nạ người Hàn Quốc cũng rất đa dạng và phong phú từ những chiếc mặt nạ hình tròn, hình bầu dục, một số khác thì lại có hình tam giác với phần cằm dài và nhọn. Thế giới mặt nạ Hàn Quốc vô cùng đa dạng phong phú, mang đến cho du khách đi từ bất ngờ này sang đến bất ngờ khác.

Những chiếc mặt nạ tốt nhất của người Hàn Quốc thường làm từ gỗ trăn. Một số khác thì làm bằng trái bầu già, giấy bồi hoặc thậm chí là cả rơm rạ. Mặt nạ truyền thống của người Hàn Quốc thường được gắn trên một tấm vải màu đen vừa giúp cố định vị trí, vừa giúp che được mái tóc của người đeo. Những chiếc mặt nạ ở làng Hahoe chỉ là một trong rất nhiều phong cách mặt nạ Hàn Quốc. Ở những khu vực khác nhau thì lại có sự sáng tạo ra hình thức nghệ thuật riêng như từ tả thực đến kỳ dị, từ hình dáng tròn, bầu dục cho đến hình tam giác với phần cằm dài và nhọn.

Trong văn hóa của người dân Hàn Quốc, những chiếc mặt nạ được thiết kế từ thời trước giúp cho những người ẩn danh tự do bày tỏ được những chỉ trích của mình về giới chức sắc địa phương hay là tầng lớp quý tộc. Một số tiết mục biểu diễn mặt nạ cũng hướng đến sự chỉ trích vào những tầng lớp thấp hơn trong xã hội, những người làm điều xấu như bị say rượu, người thích lăng nhăng, hay nhiều chuyện…

Màn múa mặt nạ đầu tiên của người Hàn Quốc bắt đầu từ những năm 18 TCN đến năm 935. Giai đoạn này là thời kì của Vương quốc Silla với sự có mặt của điệu múa kiếm nổi tiếng, trong đó những vũ công múa điệu múa này thường đeo mặt nạ.

Nghệ thuật múa mặt nạ

Những chiếc mặt nạ trong văn hoá Hàn Quốc thời trước giúp những người ẩn danh tự do bày tỏ quan điểm của mình. Những câu chuyện cụ thể khi kết hợp với từng điệu múa mô tả mối quan hệ giữa con người với con người, những mâu thuẫn, xung đột hay các câu chuyện châm biếm.

Theo các nhà nghiên cứu, những màn biểu diễn với mặt nạ (talchum) đầu tiên có thể đã xuất hiện từ những năm 18 TCN đến năm 935. Giai đoạn này là thời kỳ của vương quốc Silla, với sự có mặt của điệu múa kiếm “kommu”, trong đó các vũ công đeo mặt nạ. Múa mặt nạ dần trở nên phổ biến trong dân gian và trở thành nét văn hóa đặc sắc của Hàn Quốc.

Kommu trở nên phổ biến trong thời kỳ Cao Ly, kéo dài đến năm 1932. Đến cuối thời đại này, talchum – điệu múa với những chiếc mặt nạ đã xuất hiện trong dân gian. Về sau, nghệ thuật múa mặt nạ của Hàn Quốc phân bố trải rộng trên khắp các vùng miền của cả nước.

Múa mặt nạ xuất hiện trong nghi thức tôn giáo Shaman ở làng Hahoe, thành phố An Dong; lễ hội múa mặt nạ Danoje ở Gangneung; Yang Ju Byeolsandae Nori, Song Pa Sandae Nori ở Seoul, Gyeonggi; hoặc múa mặt nạ ở Bongsan, Gangnyeong, Eunyul thuộc vùng biển phía Tây biển Hoàng Hải; Ya Yu, O Kwang Dae ở khu vực phía Đông và phía Tây sông Nakdong.

Các diễn viên đeo mặt nạ thường mặc những chiếc áo lụa hanbok hoặc quần áo truyền thống đầy màu sắc. Phần tay áo dài, màu trắng giúp chuyển động của diễn viên trở nên sinh động hơn, nhất là khi họ đeo mặt nạ có hàm cố định làm ẩn đi biểu cảm gương mặt. Mỗi tiết mục talchum của từng khu vực lại có các loại nhạc cụ riêng kèm theo. Tuy nhiên, về cơ bản một dàn nhạc thường có “haegum” – loại đàn nhị Hàn Quốc, một loạt loại sáo ngang, chiêng và trống.

Các vũ điệu với những chiếc mặt nạ ở Hàn Quốc xoay quanh 4 chủ đề chính. Đầu tiên là nhạo báng thói kiêu ngạo, ngu ngốc của một tầng lớp quý tộc. Thứ hai là tình yêu tay ba giữa người chồng, người vợ và một vợ lẽ. Chủ đề thứ ba là nhà sư đồi bại và hư hỏng, như Choegwari. Cuối cùng là câu chuyện phổ quát hơn, về cái tốt phải chung sống với cái xấu, và cái tốt giành chiến thắng cuối cùng.

Thành Trung / Pháp luật 4 Phuong

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/4-phuong/talchum-bi-an-sau-nhung-chiec-mat-na-go-han-quoc-536667.html)

Tin cùng nội dung

  • Tỏi giúp da trở nên đẹp mịn màng hơn khi bị nổi mụn trứng cá hay bị dị ứng da. Tỏi làm chậm xuất hiện vết nhăn và làm giảm lượng mỡ thừa trên khuôn mặt.
  • Chăm sóc da mặt trong mùa hè là một điều vô cùng quan trọng mà không phải ai cũng biết cách.
  • Hãy chăm sóc da mặt bạn bằng mặt nạ dưỡng da gạo, sữa và mật ong ít nhất mỗi lần 1 tuần, và gương mặt bạn sẽ trẻ ra đến 10 tuổi.
  • Ðể làn da mịn màng và tươi trẻ trong suốt mùa đông, bạn hãy áp dụng ngay những mặt nạ dưỡng ẩm hàng đầu từ thiên nhiên dưới đây nhé!
  • Từ đầu tháng 9/2015 đến nay, Cục Quản lý Dược đã ban hành nhiều quyết định rút số đăng ký lưu hành của nhiều loại Thuốc, đa phần là Thuốc nhập khẩu. Như vậy tính từ đầu tháng 9 đến nay, đã có gần 90 sản phẩm Thuốc bị Cục Quản lý Dược rút số đăng ký lưu hành.
  • Bộ Y tế chỉ đạo từ 15/8/2015 dừng khai báo y tế phòng chống Mers-CoV tại các cửa khẩu quốc tế đối với hành khách Hàn Quốc nhập cảnh vào nước ta
  • Nghe tiếng lạch cạch, thấy con Lu vừa gầm gừ vừa quẫy đuôi rối rít tôi vội nhìn nhanh ra cửa: “Chào cô, cô hỏi ai?”. “Cái anh này! Nặng gần ch*t không xách hộ người ta còn đùa!”. Trời đất ơi! Cô vợ thân yêu của tôi làm đẹp sao ra nông nỗi này?
  • Thay vì tìm mua những sản phẩm dưỡng da trên thị trường, bạn có thể dùng những thứ có sẵn ngay trong gian bếp nhà mình để dễ dàng làm
  • Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, mỗi lượng vàng được các doanh nghiệp Hàn Quốc bán ra hơn 34,1 triệu đồng. Với giá vàng nguyên liệu ở Việt Nam rẻ hơn Hàn Quốc khoảng 2 triệu đồng/lượng, nếu 6kg vàng được mang trót lọt, người buôn lậu có thể hưởng khoản chênh tới 300 triệu đồng.
  • Giữa sự day dứt khôn nguôi trong thảm kịch chìm tàu Sewol, các bậc cha mẹ Hàn Quốc đang vật lộn với câu hỏi: Có nên dạy con tin tưởng và làm theo lời người lớn?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY