Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Tăng cường dinh dưỡng để trẻ không thiếu vitamin

Vitamin là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Nhu cầu về vitamin của trẻ cao hơn người lớn.
Vitamin là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Nhu cầu về vitamin của trẻ cao hơn người lớn. Khi cơ thể trẻ thiếu một loại vitamin nào đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu cụ thể. Có rất nhiều loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của trẻ, trong thực tế có một số vitamin thường bị thiếu và cần được bổ sung.

thiếu vitamin A

Khi thiếu vitamin A, da của trẻ bị khô, ráp, sần sùi, dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, mắt có cảm giác khô, sợ ánh sáng, nhiều nước mắt. Trẻ bị quáng gà vào lúc chập choạng tối, trẻ còn bé có thể nhầm tưởng người khác là mẹ, trẻ hay vấp ngã va phải các đồ vật trong nhà... Đối với trẻ lớn hơn thì trẻ thường ngồi yên một góc (không dám chạy) trong khi các bạn đùa nghịch; khi ăn cơm, trẻ thường xúc trượt đĩa thức ăn... Trẻ bị thiếu vitamin A thường chậm tăng trưởng xương, mệt mỏi, lười vận động, không chịu chơi. Để dự phòng trẻ thiếu vitamin A chủ yếu là dinh dưỡng hợp lý và uống vitamin A theo lịch của cơ quan y tế. Nên cho trẻ ăn chế độ ăn có nhiều vitamin A như gấc, gan, cá, trứng, thịt và các loại rau xanh, củ, quả chín có màu vàng đỏ như cà rốt, hồng, xoài, đu đủ... Ăn thêm dầu mỡ để hấp thu vitamin A. Đưa trẻ đi uống vitamin A định kỳ 6 tháng 1 lần.

Dấu hiệu tiêu hóa do thiếu vitamin PP

thiếu vitamin PP là bệnh thường gặp ở trẻ ăn dặm, do trẻ ăn quá nhiều chất bột; trẻ bị rối loạn tiêu hóa mạn tính. Trẻ bị thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, đại tiện có chất nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, ăn uống kém, ngủ ít, ù tai, giảm trí nhớ, lờ đờ. Nếu không được điều trị bổ sung kịp thời, bệnh nhi có thể nguy hiểm đến tính mạng do viêm phổi, viêm thận. Vitamin có trong nhiều thực phẩm như thịt, cá, sữa, trứng, rau xanh và các hạt ngũ cốc. Để giải quyết tình trạng này, mẹ hãy cho bé uống vitamin PP theo chỉ định của bác sĩ và bổ sung thêm thực phẩm một cách phong phú vào khẩu phần ăn.

thiếu vitamin K

Xuất hiện trong thời kỳ mới đẻ, vào ngày thứ 3-5 sau khi sinh, do vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc ở các trẻ em bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng chủ yếu là chảy máu: chảy máu đường tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu ở da, niêm mạc. thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh có thể gây xuất huyết não, màng não. Bệnh xuất hiện đột ngột, trẻ bỏ bú, khóc thét, da xanh, thiếu máu cấp tính, thóp căng phồng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, lác mắt, sụp mi, giảm vận động nửa người, có cơn ngừng thở ngắn, hôn mê và dễ Tu vong hoặc để lại di chứng thần kinh. Để dự phòng thiếu vitamin K, chế độ ăn của bà mẹ có thai và cho con bú cần có dầu mỡ, tăng cường thực phẩm giàu vitamin K. Cho trẻ bú sữa mẹ. Tiêm vitamin K trước khi đẻ và cho trẻ uống hoặc tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.

Kẽm rất cần cho sự tăng trưởng

Thiếu kẽm nhẹ và vừa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ. Có thể nhận thấy một số biểu hiện cụ thể như: trẻ tăng trưởng chậm, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chán ăn hoặc giảm ăn, không ăn thịt cá. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm, bữa ăn sẽ không còn “hấp dẫn” với trẻ vì đây chính là khoáng chất giúp tăng cường vị giác. Trẻ thiếu kẽm dễ rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, táo bón nhẹ, nôn và buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, ngủ lơ mơ, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm... ngoài ra trẻ còn có thể bị suy giảm khả năng miễn dịch: nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp, khô da, chậm mọc tóc... Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò... Ngoài ra, nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi... để trẻ có thể hấp thụ kẽm tốt hơn.

Nhận diện còi xương do thiếu vitamin D

Khi cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin D sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho. Biểu hiện: trẻ hay đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, thóp rộng, chậm liền thóp, mọc răng muộn, trẻ dễ bị kích thích như: hay bực tức, khó chịu, ngủ trằn trọc, hay giật mình, rụng tóc... Vì vậy, khi trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lớp quần áo thì sẽ còn rất ít tác dụng. Bên cạnh đó, cho trẻ bú sữa mẹ; ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, bơ, phomai, cua, tôm, cá, dầu gan cá thu; cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Tuy nhiên, để bổ sung vitamin hợp lý và an toàn, khi trẻ có các biểu hiện của thiếu vitamin cần đưa trẻ đi khám và dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ vì bổ sung dư thừa dù là vitamin cũng có thể gây ngộ độc.

BS. Lê Thị Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tang-cuong-dinh-duong-de-tre-khong-thieu-vitamin-n115947.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY