Tăng huyết áp ảnh hưởng tới cơ thể bạn như thế nào?
Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan và bộ phận của cơ thể.
Tổn thương động mạch
Các động mạch của bạn cần có độ bền vững, đàn hồi và mềm mại để dòng máu có thể di chuyển dễ dàng từ phổi và tim, nơi máu nhận oxy, đến các tạng và các mô khác. Tăng huyết áp kh mạch. Lực tác động này phá hủến thành mạch phải chịu một áp lực lớn từ bên trong, gây ra mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa này khiến cho các động mạch xơ cứng và hẹp lại, vì vậy chúng không thể làm tốt vai trò của mình.
Phình động mạch
Tình trạng này xảy ra khi áp lực tác động lên một khu vực của một thành động mạch và làm nó suy yếu. Nếu động mạch bị vỡ sẽ gây ra chảy máu trong, vô cùng nguy hiểm. Phình động mạch cũng có thể xảy ra ở bất kì động mạch nào, nhưng phổ biến nhất là phình động mạch chủ. Nếu bạn có một động mạch bị tổn thương, bạn có thể bị phình động mạch cho dù bạn không bị tăng huyết áp.
Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành xảy ra khi mảng xơ vữa hình thành trong động mạch gần tim. Tình trạng này khiến tốc độ dòng máu chậm lại, gây ra đau ngực hoặc tim loạn nhịp. Một mạch bị tắc hoàn toàn có thể gây ra một cơn đau tim.
Đau tim/nhồi máu cơ tim
Khi mảng xơ vữa đủ lớn hoặc một mảng xơ vữa yếu đi và bị bong ra từ một động mạch đi đến tim của bạn, nó có thể là nguyên nhân của một cơn đau tim. Tình trạng tắc nghẽn này khiến cơ tim bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
Bạn thường có thấy nặng hoặc đau ở ngực, nhưng đôi khi đau lan ra cánh tay, cổ hoặc hàm. Bạn có thể bị khó thở và chóng mặt hoặc buồn nôn. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn có bất kì dấu hiệu cảnh báo nào.
Bệnh động mạch ngoại vi
Bệnh động mạch ngoại vi cũng giống như bệnh động mạch vành nhưng nó tác động tới các mạch máu xa tim, ví dụ như mạch máu cánh tay, cẳng chân, đầu hoặc bụng. Bạn có thể bị chuột rút chân, thường xảy ra khi bạn đi bộ hoặc leo cầu thang. Bệnh cũng có thể khiến bạn thấy mệt mỏi. Cơn đau có thể giảm đi khi bạn nghỉ ngơi và tăng lên khi vận động. Nếu không được điều trị, bệnh động mạch ngoại vi có thể trở nên nghiêm trọng hơn như đột quỵ, loét và giảm tuần hoàn ở chân, khiến bạn có thể phải cắt cụt chi.
Suy tim
Tăng huyết áp có thể gây hẹp động mạch. Theo thời gian, nó khiến tim bạn làm việc vất vả hơn và trở nên yếu hơn. Cuối cùng, khi tim quá yếu, nó không thể cung cấp đủ máu cho cơ thể. Đây là lúc tim bị suy.
Phì đại tim
Khi tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi, cơ tim sẽ dày lên. Kết quả là, toàn bộ quả tim sẽ phình to ra. Khi tim to hơn, khả năng làm việc của tim sẽ giảm, đồng nghĩa với việc các mô có thể không đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết.
Đột quỵ
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Có hai thể đột quỵ:
- Xuất huyết não: một động mạch não bị yếu và vỡ ra.
- Nhồi máu não: một cục máu đông hoặc mảng xơ vữa bị vỡ và chặn dòng máu đến nuôi dưỡng các tế bào não.
Một phần não bắt đầu ch*t khi không đủ máu nuôi dưỡng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, di chuyển, ngôn ngữ và khả năng nhìn của bạn.
Suy giảm trí nhớ
Tăng huyết áp có thể gây hình thành các mảng xơ vữa trong các động mạch cung cấp máu cho não. Các mảng xơ vữa này có thể làm chậm dòng máu tới các cơ quan của cơ thể. Khi nó ảnh hưởng tới não bộ, tình trạng được gọi là “sa sút trí tuệ do mạch máu”.
Tình trạng sa sút trí tuệ này có thể ảnh hưởng tới cách bạn suy nghĩ, giao tiếp, nhìn và ghi nhớ - thậm chí là cách bạn di chuyển. Điều này thường diễn ra chậm theo thời gian. Nhưng nếu bạn bị đột quỵ, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng một cách nhanh chóng.
Suy thận
Tăng huyết áp là nguyên nhân đứng thứ hai gây ra suy thận. Tăng huyết áp làm hẹp và xơ cứng các mạch máu mà thận sử dụng để lọc chất thải và tạo nước tiểu. Chúng giúp giữ các bộ lọc đặc biệt, được gọi là nephrons, nhận được đầy đủ máu và chất dinh dưỡng. Cuối cùng, tăng huyết áp có thể làm suy giảm chức năng của thận.
Các vấn đề về mắt
Theo thời gian, tăng huyết áp có thể làm chậm dòng máu tới võng mạc - lớp tế bào của mô nhạy với ánh sáng ở phía sau nhãn cầu. Nó có thể cũng làm chậm dòng máu tới tế bào thị giác – tế bào gửi các tín hiệu đến não. Nó có thể làm giảm thị lực, hoặc trong một số trường hợp có thể dẫn đến mù lòa. Tăng huyết áp có thể cũng làm tích tụ dịch dưới võng mạc, gây sẹo ở võng mạc và thay đổi tầm nhìn của bạn.
Các vấn đề T*nh d*c ở nam giới
Tăng huyết áp có thể làm chậm dòng máu tới bất kì đâu trong cơ thể. Khi không đủ máu đến D**ng v*t, bạn có thế gặp các vấn đề về sự cương cứng.
Các vấn đề về T*nh d*c ở nữ giới
Cơ thể của bạn có thể phản ứng khác nhau bởi tình trạng thiếu máu tới *m đ*o, cả trước và trong khi quan hệ. Bạn có thể không hứng thú như bạn muốn, và bạn có thể sẽ gặp khó khăn hơn để đạt cực khoái. Tăng huyết áp có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và làm giảm ham muốn của bạn.
Gãy xương
Nhưng người bị tăng huyết áp thường bị tăng canxi niệu. Nguyên nhân có thể là do tăng huyết áp khiến cơ thể thải quá nhiều canxi - khoáng chất rất quan trọng giúp chắc xương. Điều này có thể dẫn đến gãy xương hoặc rạn xương, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng khiến các cơ họng giãn ra quá nhiều và làm nhịp thở bị ngắt quãng trong thời gian ngắn nhưng lặp đi lặp lại khi bạn ngủ. Tăng huyết áp là nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ, bởi tình trạng này chỉ xuất hiện khi huyết áp tăng. Hãy đi khám để điều trị cả hai bệnh càng sớm càng tốt. Điều đó có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe khác.
Theo Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tang-huyet-ap-anh-huong-toi-co-the-ban-nhu-the-nao-n398482.html)