Tăng nhãn áp, hay còn gọi là bệnh glôcôm (glaucoma), là một bệnh không phổ biến lắm, nhất là tăng nhãn áp cấp tính (acute glaucoma) rất hiếm gặp. Mặc dù vậy, các biến chứng và tác hại của bệnh có thể rất nghiêm trọng, nên cần phát hiện sớm và điều trị tốt để tránh ảnh hưởng đến thị lực.
Bình thường, chất dịch trong mắt chúng ta có một áp lực vừa phải để giữ cho phần giữa mắt có dạng tròn. Khi áp lực của chất dịch trong mắt gia tăng hơn mức bình thường gọi là tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp gây ra sự chèn ép đối với các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh thị giác và làm tổn thương các sợi thần kinh. Bệnh gây giảm thị lực, và trong các trường hợp nặng có thể dẫn đến mù hoàn toàn.
Tăng nhãn áp chậm, phát triển kéo dài trong nhiều ngày gọi là tăng nhãn áp mạn tính, hay tăng nhãn áp góc mở. Nguyên nhân của tình trạng này là sự tắc nghẽn dần dần chất dịch của mắt ở tiền phòng. Bệnh tiến triển chậm trong nhiều năm, áp lực chất dịch trong mắt tăng chậm, dần dần, cho đến khi đủ để gây ảnh hưởng cho mắt. Bệnh có tính di truyền nên thường xảy ra ở những người trong cùng một gia đình. Bệnh phát triển theo tuổi đời, thường bắt đầu từ khoảng 40 tuổi và tăng dần khi về già. Nếu áp lực tăng rất ít, không cần điều trị vì không gây triệu chứng đáng kể. Nếu tăng nhiều, sẽ có biểu hiện giảm thị lực và do đó cần được điều trị. Số người bị tăng nhãn áp mạn tính cần phải điều trị ở tuổi 40 chỉ khoảng 0,05%, trong khi tỷ lệ này ở độ tuổi 80 là 7%.
Tăng nhãn áp xảy ra đột ngột và rất nhanh gọi là tăng nhãn áp cấp tính, do góc hẹp ở rìa giác mạc làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng dịch thể. Vì thế, bệnh còn được gọi là tăng nhãn áp góc đóng.
Tăng nhãn áp cấp tính rất hiếm gặp, gây đau nhiều ở mắt. Có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu đột ngột và có thể đau dữ dội ở vùng trên mắt hoặc ngay tại mắt. Mắt mờ và nhìn thấy những quầng sáng trước mắt. Trường hợp nghiêm trọng có thể đưa đến khiếm thị đột ngột, nghĩa là mất hẳn khả năng nhìn thấy. Đồng tử hơi giãn và thường có hình bầu dục thay vì hình tròn. Mắt ướt và bệnh nhân đặc biệt sợ ánh sáng. Thường gặp ở người trên 50 tuổi.
Tăng nhãn áp mạn tính không có triệu chứng, do nhãn áp tăng chậm và không làm thay đổi thị lực ngay nên bệnh nhân thường không biết sớm, chỉ
phát hiện được lúc thị lực đã giảm nhiều. Để phát hiện sớm, cần khám mắt định kỳ và đo nhãn áp. Đặc biệt chú ý khi trong gia đình đã phát hiện có người tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp cấp tính là một trường hợp cần cấp cứu với các biện pháp đồng thời như Thu*c nhỏ, Thu*c uống... để nhanh chóng làm hạ nhãn áp. Ngoài ra, sau khi đã kiểm soát được nhãn áp cũng cần phải phẫu thuật để ngăn ngừa những lần tăng nhãn áp tiếp tục xảy ra sau đó.
Tăng nhãn áp mạn tính có thể điều trị bằng Thu*c nhỏ mắt Timoptol (Timoptic) để làm hạ nhãn áp. Dùng loại có nồng độ từ 0,25 – 0,50%, nhỏ vào mắt mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 giọt. Trong thời gian dùng Thu*c phải định kỳ kiểm tra nhãn áp để đảm bảo là Thu*c có tác dụng. Nếu Thu*c nhỏ mắt không có hiệu quả, cần dùng dạng viên uống có tác dụng kéo dài. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường phải dùng Thu*c suốt đời để giữ cho nhãn áp không tăng. Nếu dùng đến Thu*c viên cũng không có hiệu quả, khi kiểm tra vẫn thấy nhãn áp tăng dần và thị lực giảm, có thể cần đề nghị phẫu thuật để làm bình thường sự lưu thông của dòng dịch thể trong mắt.
Nguồn: Internet.