Sức khỏe hôm nay

Táo bón - Nỗi lo của người cao tuổi

Táo bón là bệnh rất hay gặp ở người cao tuổi (NCT). Theo thống kê, có khoảng 1/3 số người già bị táo bón và một nửa trong số đó phải đến khám tại các cơ sở y tế vì táo bón. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền muộn và ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người cao tuổi.
Táo bón là bệnh rất hay gặp ở người cao tuổi (NCT). Theo thống kê, có khoảng 1/3 số người già bị táo bón và một nửa trong số đó phải đến khám tại các cơ sở y tế vì táo bón. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền muộn và ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người cao tuổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy: Nước có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, tham gia cấu tạo các cơ quan, trong đó não chứa 85% nước, máu 92%, dịch dạ dày 95%, cơ bắp 75%, xương 22%, răng 10%... Nước vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng mọi cơ quan; là dung môi hòa tan các chất trong cơ thể; duy trì nhiệt độ trung bình ổn định của cơ thể; giúp hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể; giúp thải trừ các chất cặn bã qua hệ tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, da; bảo vệ các cơ quan tránh bị tổn thương do chấn thương; cấu tạo chất nhờn bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức khi vận động; làm ẩm không khí giúp hô hấp nhịp nhàng; chống sự hình thành các cục máu đông ở động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim; tham gia sản xuất các chất nội tiết tố, chất dẫn truyền thần kinh...

Tại sao người cao tuổi thường hay bị táo bón?

Nếu quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần, đau quặn bụng từng cơn, phân rắn, mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh đó được gọi là táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây nên táo bón, đứng hàng đầu là do tuổi tác. Tuổi càng cao thì chức năng S*nh l* cũng bị suy giảm, sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa yếu đi, các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể (dịch vị, dịch mật, dịch ruột) hoặc mắc bệnh nứt kẽ hậu môn gây khó khăn khi đi đại tiện (đau, rát nên không dám rặn) càng làm cho táo bón tăng lên. Mặt khác, NCT thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn do mất răng hoặc đau răng nên nhai kém, nuốt và tiêu hóa kém nên dễ bị táo bón; do kiêng khem quá mức (ăn nhạt, ít muối), ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng gây nên táo bón. Một số người thường xuyên ăn những loại thức ăn có nhiều chất béo như bơ, sữa, đường tinh chế, thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hạt tiêu...) và uống nhiều rượu, bia cũng dễ bị táo bón. Mặt khác, lượng nước đưa vào cơ thể không đủ (bình thường khoảng 1,5 - 2 lít) do NCT thường lười uống nước (sợ đi tiểu nhiều lần) hoặc không có điều kiện ăn rau, quả cũng làm giảm lượng nước đưa vào cơ thể. Ngoài ra, NCT thường mắc một số bệnh mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) ảnh hưởng đến tiêu hóa hoặc đang dùng một số Thu*c như Thu*c chống trầm cảm, Thu*c bao bọc niêm mạc dạ dày (gastropulgit) hoặc quá lạm dụng Thu*c nhuận tràng như forlax, duphalac cũng gây táo bón. Táo bón cũng có thể do mắc một bệnh khác, điển hình là bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ nội. Người bệnh thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu làm giảm phản xạ đại tiện, gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Một nguyên nhân quan trong khác gây táo bón ở NCT là ít vận động (do sức khỏe yếu, do mắc các bệnh thoái hóa khớp, do tuổi cao lú lẫn…). Táo bón ở NCT có phòng được không?

Táo bón có thể phòng ngừa được nhưng đỏi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện. Nên ăn nhiều các loại rau có tính nhuận tràng như mồng tơi, rau khoai lang, rau dền, rau đay... và các loại quả như cam, quýt, bưởi, xoài, đu đủ chín, dưa chuột, mướp đắng, mướp... Chuối chín hoặc củ khoai lang luộc (hoặc nướng) phòng táo bón rất tốt vì có tác dụng nhuận tràng. Hàng tuần nên ăn từ 2 - 3 bữa cá thay cho thịt. Không nên uống rượu, bia (trừ rượu vang đỏ nhưng cũng không lạm dụng); không ăn chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu, mù tạt). Không nên ngồi lâu mỗi lần đi ngoài và cũng không nên ngồi lâu một chỗ. Tạo thói quen đi ngoài theo một giờ nhất định trong ngày. Năng vận động thân thể để gia tăng nhu động ruột và gia tăng trương lực cơ sẽ giúp cải thiện hoạt động ở ruột già. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, từ chậm đến nhanh dần tùy theo điều kiện sức khỏe của mỗi người. Ngoài ra, người già nên thường xoa bóp. Có thể áp 2 bàn tay vào nhau xoa chậm xoay tròn chung quanh vùng rốn để vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa ở dạ dày vừa gia tăng nhu động ruột ở vùng ruột già. Mỗi ngày nên thực hành 2 lần, mỗi lần xoa từ 5 - 10 phút. ThS.BS. Việt Bắc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tao-bon-noi-lo-cua-nguoi-cao-tuoi-5317.html)

Chủ đề liên quan:

người cao tuổi táo bón

Tin cùng nội dung

  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY