Khi số ca nhiễm vi-rút sars-cov-2 liên tục tăng cao, tp hồ chí minh đã quyết định thành lập bệnh viện hồi sức covid-19 với 1.000 giường bệnh. đây là tầng thứ tư, được xem là chốt chặn cuối cùng và quan trọng nhất trong mô hình tháp bốn tầng điều trị covid-19 mà ban chỉ đạo phòng, chống covid-19 tp hồ chí minh đề ra. vừa đi vào hoạt động chỉ vài ngày, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị hơn 200 bệnh nhân nặng, nguy kịch. bằng nỗ lực của cả đội ngũ y, bác sĩ, đến ngày 20/7, có 106 bệnh nhân chuyển từ độ nặng sang độ nhẹ và sẽ lần lượt được chuyển về bệnh viện cấp độ 2, cấp độ 1 tiếp tục điều trị mà vẫn bảo đảm an toàn.
Ts, bs ckii nguyễn tri thức, giám đốc bệnh viện chợ rẫy, kiêm giám đốc bệnh viện hồi sức covid-19 tp hồ chí minh cho biết, khi bệnh viện đi vào hoạt động, ban giám đốc bệnh viện đã thay đổi chiến lược điều trị theo phương châm “đánh chặn từ xa”. theo đó, bệnh viện sẽ thiết lập đường dây hội chẩn trực tuyến đến tất cả các bệnh viện quận, bệnh viện cấp độ 2 trên địa bàn, đồng thời thiết lập đường dây nóng điều phối bệnh nhân. bệnh viện cũng cử các bác sĩ chuyên sâu về hồi sức xuống “cắm chốt” tại các bệnh viện cấp 2 nhằm kịp thời phát hiện những bệnh nhân có dấu hiệu trở nặng thì sẽ chuyển lên bệnh viện hồi sức covid-19 ngay. theo bác sĩ nguyễn tri thức, chuyển viện sớm sẽ có nhiều điểm thuận lợi trong điều trị. trước hết, người bệnh sẽ an toàn hơn trong lúc vận chuyển; các bác sĩ tại bệnh viện tầng cuối sẽ can thiệp sớm, cho người bệnh thở ô-xi dòng cao, lọc máu... để ngăn chặn bệnh từ độ 3 chuyển sang độ 4. chiến lược đánh chặn này hạn chế ca bệnh nặng, nguy kịch đổ dồn về bệnh viện hồi sức covid-19, công tác điều trị vì thế cũng hiệu quả hơn.
Để nâng cao hiệu quả điều trị theo mô hình tháp bốn tầng, ban chỉ đạo phòng, chống dịch tp hồ chí minh đã thành lập tổ công tác đặc biệt chuyên điều phối chuyển người bệnh covid-19 nặng và nguy kịch. tổ điều phối có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt kịp thời nhu cầu chuyển người bệnh của các bệnh viện dã chiến và các bệnh viện điều trị covid-19, làm cầu nối giữa các bệnh viện cần chuyển và các bệnh viện tiếp nhận người bệnh. điều phối bệnh nhân đúng tầng bệnh viện điều trị sẽ tránh quá tải ảo ở các tầng trên, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân covid-19 trên địa bàn. dựa trên cơ sở kết quả điều trị, dự kiến số bệnh nhân xuất viện thời gian tới tại thành phố sẽ khoảng 1.000 người/ngày.
Khâu xét nghiệm cũng là một bước đột phá của thành phố trong 14 ngày giãn cách xã hội vừa qua. Trung tâm điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 được thành lập, trên cơ sở đó, 22 quận, huyện và TP Thủ Đức thành lập các tổ công tác chỉ đạo xét nghiệm có trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác lấy mẫu, nhập liệu, xét nghiệm và trả kết quả theo phương châm “Rõ - chắc - nghiêm - nhanh”. Chiến lược xét nghiệm thay đổi đã mang lại hiệu quả trong việc sớm tìm ra F0 trong cộng đồng. Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết, thành phố đã thay đổi chiến lược xét nghiệm “bao vây” từ ngoài vào thành chiến lược đánh thẳng trung tâm, vùng lõi của ổ dịch nên đã phát hiện rất nhiều F0 trong thời gian qua. Năng lực lấy mẫu, cùng với công tác xét nghiệm đã được cân đối nên khâu trả xét nghiệm nhanh hơn, kịp thời, bảo đảm cho công tác truy vết, khoanh vùng đạt kết quả cao.
Song song đó, thành phố cũng siết chặt công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Phó Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất (HEPZA) Phạm Thanh Trực cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, HEPZA đã nhận được 618 hồ sơ đăng ký vừa cách ly, vừa sản xuất với phương án “ba tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến” từ các doanh nghiệp. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký, HEPZA phối hợp ngành chức năng kiểm tra 479 doanh nghiệp, qua đó xác định 411 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo hai phương án với tổng số 44.145 người lao động. Đáng chú ý, từ khi áp dụng chính sách “ba tại chỗ”, số ca nhiễm trong khu chế xuất, khu công nghiệp đã giảm mạnh.
Dù có nhiều nỗ lực, tp hồ chí minh vẫn chưa thể tận dụng “thời gian vàng” để kiểm soát dịch bệnh, khi dịch covid-19 vẫn diễn biến khó lường, chưa đạt đến đỉnh dịch. trong thời gian giãn cách, một số nơi vẫn tập trung đông người. kết quả xét nghiệm có lúc trả còn chậm, chưa kịp tách f0 ra khỏi cộng đồng ảnh hưởng đến việc khoanh vùng, truy vết. công tác điều phối bệnh nhân f0 đến các bệnh viện điều trị thời gian đầu còn chậm, gặp nhiều lúng túng, phần nào ảnh hưởng công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân. phó bí thư thường trực thành ủy tp hồ chí minh phan văn mãi cho biết, trong ba tình huống mà thành phố đề ra trước đây, đến thời điểm này phù hợp hơn với tình huống hai, tức là phải tiếp tục thực hiện chỉ thị 16, thậm chí tăng cường một số giải pháp, một số địa bàn phải siết chặt hơn. theo đó, ban chỉ đạo phòng, chống dịch tp hồ chí minh cũng đang chuẩn bị cho những giải pháp tăng cường trong thời gian tới. thành phố sẽ tập trung tuyên truyền, vận động giám sát để người dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn, giữa nhà với nhà, người với người nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh. đối với một số khu vực nguy cơ rất cao, đông dân cư, giãn cách chưa bảo đảm, thành phố sẽ tính toán biện pháp phù hợp nhằm giãn dân để mọi người ít tiếp xúc hơn. bên cạnh thực hiện triệt để giãn cách, tp hồ chí minh sẽ tập trung cao cho việc phân loại, phân tầng quản lý chăm sóc điều trị f0. cùng với đó, việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhất là cho khu phong tỏa, nhóm gia đình khó khăn sẽ được tăng cường.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố, để có thể ngăn chặn, kiểm soát thành công dịch bệnh, sớm đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới, thành phố cần có sự ủng hộ, tin tưởng, cảm thông, chia sẻ của toàn thể nhân dân, quyết tâm thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội, đặc biệt là trong khu vực cách ly, phong tỏa. Vì thế, mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bảo vệ cộng đồng. “Chúng ta cùng chấp nhận hy sinh lợi ích trước mắt và một số bất tiện, khó khăn hơn so với điều kiện bình thường để thành phố có thể ổn định, phát triển bền vững; đồng thời phát huy cao nhất tinh thần nghĩa tình, những nghĩa cử cao đẹp, tương thân tương ái, san sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua được giai đoạn khó khăn này” - đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết.