Cận thị là một loại tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên. Tật cận thị được gọi là tật nhìn gần vì một người cận thị thường nhìn gần tốt hơn nhìn xa, gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa. Nguyên nhân của tật cận thị là do: trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc giác mạc, thể thủy tinh vồng hơn bình thường làm cho ảnh của vật ở xa không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc.
Những người có nguy cơ mắc tật cận thị: người thường xuyên đọc sách, xem ti vi, sử dụng vi tính và các thiết bị điện tử quá nhiều, ở nơi thiếu ánh sáng, làm mắt phải luôn điều tiết; Tư thế học tập, ngồi đọc ngồi viết không đúng, bàn ghế không đúng chuẩn học đường.
Nguyên nhân của tật cận thị là do: trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc giác mạc, thể thủy tinh vồng hơn bình thường làm cho ảnh của vật ở xa không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc.
Người mắc tật cận thị có biểu hiện: nhìn xa mờ; nhìn gần bình thường, nheo mắt khi muốn nhìn vật ở xa. Những người mắc tật cận thị nặng, đặc biệt độ cận trên -10.00D, có thể gặp những biến chứng: dịch kính hóa lỏng hoặc bong dịch kính sau; Thoái hóa võng mạc chu biên hoặc tạo thành lỗ rách võng mạc; Biến chứng nặng nhất là bong võng mạc và nguy cơ gây mù.
Chỉnh kính: sử dụng thấu kính phân kỳ để chỉnh tật cận thị. Có thể dùng kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Đây là phương pháp phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Phẫu thuật: có hai phương pháp là laser bề mặt giác mạc và đặt kính nội nhãn. Laser bề mặt giác mác là dùng tia laser Eximer hoặc laser Femtosecond làm mỏng phần giác mạc trung tâm, thường áp dụng cho người trên 18 tuổi, độ cận thị ổn định dưới -12.00D. Đặt kính nội nhãn thường áp dụng cho trường hợp người trên 18 tuổi, độ cận cao hoặc giác mạc mỏng không có chỉ định mổ bằng laser.
Phẫu thuật Laser Excimer điều trị tật khúc xạ thường áp dụng cho người trên 18 tuổi, độ cận thị ổn định dưới -12.00D.
Tật viễn thị được gọi là tật nhìn xa vì một người viễn thị thường nhìn xa tốt hơn nhìn gần, tuy nhiên nếu độ viễn thị cao thì nhìn xa và nhìn gần đều không rõ. Nguyên nhân của tật viễn thị là do: trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc, thể thủy tinh dẹt hơn bình thường làm cho ảnh của vật ở xa không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ sau võng mạc.
Tùy thuộc vào tuổi và mức độ viễn thị, người bệnh có biểu hiện: nhức mắt, mỏi mắt đặc biệt khi nhìn gần kéo dài; nhìn gần mờ tùy theo mức độ viễn thị; người viễn thị nặng ngoài nhức mắt, mỏi mắt thường xuyên sẽ kèm theo giảm cả thị lực nhìn xa và thị lực nhìn gần.
Nguyên nhân của tật viễn thị là do: trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc, thể thủy tinh dẹt hơn bình thường làm cho ảnh của vật ở xa không hội tụ được trên võng mạc mà hội tụ sau võng mạc.
Với những trẻ bị viễn thị cao trên 5.00D có thể gặp những biến chứng: Nhược thị do không được chẩn đoán và điều trị sớm; Lác trong do viễn thị; Nếu 2 mắt bị viễn thị kèm theo lệch độ viễn trên 1.00 có nguy cơ gây nhược thị do lệch khúc xạ.
Tùy thuộc vào tuổi, mức độ viễn thị và nhu cầu của người bệnh, có thể sử dụng các phương pháp điều trị:
Chỉnh kính: sử dụng thấu kính hội tụ để chỉnh tật viễn thị bằng kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Phương pháp này phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Phẫu thuật bằng phương pháp laser bề mặt giác mạc: dùng tia laser Eximer hoặc laser Femtosecond làm mỏng phần giác mạc chu biên, thường áp dụng cho người trên 18 tuổi và độ viễn thấp hoặc trung bình.
Loạn thị là một loại tật khúc xạ của mắt trong đó các bề mặt khúc xạ không có cùng một độ cong ở tất cả các kinh tuyến. Nguyên nhân của loạn thị là do giác mạc hoặc thể thủy tinh có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng qua hai bề mặt này bị ảnh hưởng, làm cho hình ảnh của vật không hội tụ thành một điểm mà được hội tụ thành nhiều điểm ngoài võng mạc, khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật loạn cận thị hoặc đi kèm với viễn thị thành tật loạn viễn thị.
Nguyên nhân của loạn thị là do giác mạc hoặc thể thủy tinh có hình dạng bất thường làm cho hình ảnh của vật không hội tụ thành một điểm mà thành nhiều điểm ngoài võng mạc, người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ.
Người mắc tật loạn thị có biểu hiện: Nhìn mờ: có thể nhìn mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần; Nháy mắt, nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích; Nhức đầu, mỏi mắt, nhức mắt khi nhìn gần lâu; Tư thế nhìn nghiêng đầu; Ở bệnh nhân loạn thị nặng có thể biểu hiện nhìn biến dạng hình ảnh, méo hình… Những trẻ mắc tật loạn thị cao trên 2.00D có nguy cơ bị nhược thị. Nếu loạn thị hai mắt, lệch độ loạn thị trên 1.50D có nguy cơ gây nhược thị do lệch khúc xạ.
Tùy thuộc vào tuổi, mức độ loạn thị và nhu cầu của người bệnh mà dùng các phương pháp điều trị phù hợp:
Chỉnh kính: sử dụng thấu kính trụ hoặc kính cầu trụ để chỉnh tật loạn thị. Phương pháp này phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Phẫu thuật băng laser bề mặt giác mạc: dùng tia laser Eximer hoặc laser Femtosecond, thường áp dụng cho người trên 18 tuổi có độ loạn thị dưới 6.00D