Kinh tế xã hội hôm nay

Tẩy chay sản phẩm vì doanh nghiệp vi phạm đạo đức

Nghiên cứu này do Nhóm làm việc về đạo đức kinh doanh (EBWG) thực hiện. Đây là nhóm tự nguyện có thành viên là các tổ chức phi chính phủ, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy thực hành đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.
81% người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm vì doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh. Ảnh minh họa

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam quan tâm và sẵn sàng chi trả cao hơn cho các đặc tính đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến họ và ít sẵn sàng chi trả thêm cho các đặc tính đạo đức mang tính nội bộ của công ty. Ngoài việc cá nhân thường quan tâm đến lợi ích của mình hơn còn có thể do các vấn đề đạo đức kinh doanh liên quan đến nguồn gốc sản phẩm, an toàn sức khỏe, và môi trường đang xảy ra phổ biến và được truyền thông đưa tin nhiều hơn. Các vấn đề đạo đức như trốn đóng thuế, quấy rối T*nh d*c, phân biệt đối xử với người lao động có thể bị xem là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp, do vi phạm không được phát hiện, thông tin không được công bố, hoặc do truyền thông không đưa tin hoặc không có điều tra để đưa tin.

“Điều này cho thấy cần thúc đẩy minh bạch trong hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt việc có và thực hành các chính sách và cơ chế đảm bảo tuân thủ các yếu tố đạo đức kinh doanh cả trong nội bộ lẫn môi trường bên ngoài” – Nhóm nghiên cứu kết luận.

Theo Kết quả nghiên cứu, các cơ chế báo cáo và giám sát vi phạm thông qua tổ chức của người lao động, báo chí điều tra hoặc các tổ chức phi chính phủ là cần thiết, bên cạnh sự nghiêm minh trong xử phạt của cơ quan quản lý.

Đọc thêm bài viết: Đức Phật dạy hãy Tu trong lúc mua bán kinh doanh

99,7% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả ở các mức độ khác nhau cho các sản phẩm của doanh nghiệp tuân thủ đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý có sự khác nhau giữa “ý định” và “thực tế/thực hành” của người tiêu dùng. Trong phỏng vấn sâu, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm cho các sản phẩm như thực phẩm (rau sạch) vì thuộc tính an toàn sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến họ và do số tiền chi trả thêm không nhiều.

Ngược lại, họ lại không sẵn sàng chi trả thêm cho các sản phẩm có thuộc tính đạo đức không ảnh hưởng trực tiếp đến họ (có biện pháp chống quấy rối T*nh d*c và bình đẳng giới) và chi phí cao (tủ lạnh).

Như vậy, người tham gia nghiên cứu có sự bất cân xứng trong việc đánh giá các giá trị đạo đức kinh doanh khác nhau. Điều này cho thấy tư lợi đang là yếu tố chi phối mạnh hơn các yếu tố công lợi như thuế (dù nhà nước cần ngân sách để đầu tư vào dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh cho tất cả mọi người), phân biệt đối xử (dù người tiêu dùng cũng là người lao động và có thể phải chịu một môi trường làm việc bất công). Điều này cho thấy các chương trình truyền thông và giáo dục cần tập trung đẩy mạnh tinh thần công dân, ý thức cộng đồng, lợi ích công cộng để người tiêu dùng đánh giá việc tuân thủ các giá trị đạo đức nội bộ bên trong doanh nghiệp cũng quan trọng như các vấn đề đạo đức liên quan đến môi trường bên ngoài.

Đặc biệt, có tới 81% người tiêu dùng tham gia trả lời cho biết đã từng tẩy chay sản phẩm vì lý do doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh.

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng không tẩy chay vì không có thông tin và các hành vi tẩy chay thường mang tính cá nhân chính vì vậy nó không có tác động rõ ràng và mạnh mẽ để thay đổi hành vi của doanh nghiệp. Điều này cho thấy nhu cầu cần có các hội đoàn của người tiêu dùng để họ có thể đại diện cho người tiêu dùng sử dụng các cơ chế như khiếu nại, khiếu kiện hoặc đàm phán bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Giải pháp này nên được xem xét khi sửa Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.

Nghiên cứu cũng chi ra, hiện tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam thực hiện Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) bằng các hoạt động từ thiện, xã hội. Tuy vậy, theo khảo sát thì khía cạnh đạo đức này là một trong các khía cạnh ít được người trả lời quan tâm nhất (bên cạnh đóng đủ thuế và liêm chính). Điều này có thể do người trả lời chưa nhận biết được tầm quan trọng của các hoạt động từ thiện, tài trợ của doanh nghiệp, không tin vào động cơ của doanh nghiệp (cho rằng làm từ thiện chỉ để quảng cáo), hoặc do thực hành này chưa đủ nhiều, chưa đủ dày đề xã hội nhận ra tầm quan trọng của nó. Do đó nhà nước nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tài trợ lại cho cộng đồng (ví dụ chính sách miễn thuế cho tiền tài trợ của doanh nghiệp). Các tổ chức xã hội cần truyền thông với cộng đồng và doanh nghiệp về tầm quan trọng và giá trị đạo đức của việc doanh nghiệp quan tâm đến sự thịnh vượng và bền vừng của cộng đồng nơi mình kinh doanh bằng cách hộ trợ các sáng kiến phát triển cộng đồng.

Một bài viết hay bạn cần đọc: Những việc làm thế nào là trộm cắp, Trộm cắp tạo nghiệp gì?

Một phát hiện của nhóm Nhóm làm việc về đạo đức kinh doanh rất đáng chú ý, đó là việc tuân thủ đạo đức kinh doanh phụ thuộc không chỉ vào “sức ép” của người tiêu dùng mà còn phụ thuộc vào mức độ hiệu quả trong quản lý nhà nước và đặc biệt mức độ sẵn sàng tuân thủ của doanh nghiệp. Lịch sử phát triển trên thế giới cho thấy việc tuân thủ đạo đức kinh doanh có ảnh hưởng tích cực lên danh tiếng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý được rủi ro tài chính và pháp lý, cũng như tăng hiệu quả đầu tư, mở rộng thị trường và đặc biệt sự bền vững của doanh nghiệp. Việc đưa các giá trị đạo đức trong kinh doanh vào các trường đào tạo quản lý, doanh nhân hoặc vào tiêu chí xét duyệt đầu tư cho các start-up hoặc dự án đầu tư (cả công lẫn tư) là quan trọng để khuyến khích các thực hành có đạo đức trong kinh doanh.

Theo Nghiên cứu này, hiện tại quan điểm của người tham gia nghiên cứu về đạo đức kinh doanh phân bố tương đối đều, tuy nhiên so với một số nước (như Anh) thì quan điểm này tiêu cực hơn (theo Institute of Business Ethics thì năm 2018 có 62% người dân Anh cho rằng doanh nghiệp hoạt động có đạo đức). Quan điểm tiêu cực ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng vào thực hành kinh doanh có đạo đức để chủ động ủng hộ.

“Chính vì vậy, việc thúc đẩy hợp tác giữa người tiêu dùng, cơ quan quản lý và doanh nghiệp là cần thiết trong việc thúc đẩy thực hành đạo đức kinh doanh. Cụ thể, cộng đồng người tiêu dùng cần thực hành hành vi tiêu dùng đạo đức của mình, coi việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh quan trọng như chất lượng và kiểu dáng sản phẩm, là khẳng định đẳng cấp cá nhân của người tiêu dùng có trách nhiệm. Nhà nước tạo hành lang pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ đạo đức kinh doanh và trừng phạt các doanh nghiệp vi phạm. Bản thân doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp đã tuân thủ đạo đức kinh doanh cần công khai để người tiêu dùng và báo chí có thể tiếp cận thông tin” – Nhóm làm việc về đạo đức kinh doanh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm đến bài viết này: Nghiệp gì chắc chắn sẽ đến ngay cho một người hay nói dối?

Ngoài ra, theo Nhóm này, đối với các tổ chức phi chính phủ, việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp đối với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh rất quan trọng vì nó giúp cho người tiêu dùng có thông tin để lựa chọn. Chính vì vậy, Nhóm làm việc về đạo đức kinh doanh khuyến nghị, các tổ chức phi chính phủ nên thực hiện các đánh giá và xếp hạng độc lập về chính sách và thực hành đạo đức của các doanh nghiệp để thông tin cho người tiêu dùng cũng như khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực đạo đức để được thị trường và người tiêu dùng ủng hộ.

Theo Vnmedia

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/tay-chay-san-pham-vi-doanh-nghiep-vi-pham-dao-duc)
Từ khóa: nghề nghiệp

Tin cùng nội dung

  • Trước những sai phạm của Công ty cổ phần Thế giới Khoa học và Tự nhiên, cơ quan chức năng đã yêu cầu công ty này phải ngừng ngay việc tiêu thụ và thu hồi toàn bộ số sản phẩm hiện còn đang lưu hành trên thị trường
  • Thông tin trên được BS.CKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra tại Hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT)”
  • Sử dụng nút tai chống ồn khi làm việc chỉ có tác dụng ngăn tiếng ồn bằng đường khí, còn đường xương thì không thể ngăn chặn được.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Báo Sức khỏeĐời sống có bài Giảm cước: Không ít doanh nghiệp vận tải vẫn... ”điếc” phản ánh, dù giá xăng dầu đã hơn 10 lần giảm liên tục, nhưng vì sao giá cước vận tải giảm ít,
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Khi xâm nhập vào cơ thể dù với lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi đủ nhiều, chì có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. bài viết này nói về những nguồn và nguy cơ nhiễm độc chì kèm cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY