Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tế bào miễn dịch bảo vệ chống lại nhiễm trùng như thế nào?

Các nhà khoa học của ĐH Bristol ở Anh đã xác định được cách tế bào miễn dịch kích hoạt các phản ứng viêm trong một phát hiện được cho là mở đường cho những phương pháp điều trị bệnh mới bao gồm cả ung thư.
Các tế bào miễn dịch đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo dưỡng và phục hồi cơ thể. Khi cơ thể bị chấn thương, các tế bào miễn dịch nhanh chóng tạo ra phản ứng viêm để chống lại nhiễm trùng và giúp làm lành các mô bị tổn thương.

Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù phản ứng miễn dịch này là có lợi cho sức khỏe con người, nhiều bệnh (bao gồm xơ vữa động mạch, ung thư và viêm khớp) là do phản ứng miễn dịch quá tích cực gây ra hoặc làm trầm trọng thêm.

Phát hiện chỉ ra rằng các tế bào miễn dịch bị kích hoạt bằng cách ăn các tế bào bên cạnh sắp ch*t trước khi chúng có thể phản ứng với các vết thương hoặc nhiễm trùng.

Bằng cách này chúng hình thành một trí nhớ phân tử về “bữa ăn”, hình thành hành vi gây viêm. Sau đó việc ăn vào tế bào đang ch*t này kích hoạt tín hiệu tổn thương qua “đèn chớp” canxi, dẫn tới tăng số lượng thụ thể tổn thương quan trọng trong tế bào miễn dịch.

Hàm lượng cao thụ thể này cho phép tế bào miễn dịch cảm nhận được các tín hiệu tổn thương thu hút chúng tới tổn thương trong viêm. Nếu không có sự truyền tín hiệu này, các tế bào sẽ không nhìn thấy vết thương và nhiễm trùng. Nghiên cứu là một bước ngoặt lớn trên con đường tìm ra những cách mới để điều khiển các tế bào miễn dịch tránh xa khỏi những bộ phận của cơ thể nơi chúng gây tổn thương nhất.

Trong nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng ruồi Drosophila, một loại ruồi giấm để nghiên cứu cách mà các đại thực bào – một loại tế bào miễn dịch - được kích hoạt để phản ứng với chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Đây là một bước tiến đáng chú ý trong hiểu biết của chúng ta về tập tính của tế bào miễn dịch và đưa chúng ta tiến gần hơn trên con đường tìm ra những liệu pháp điều trị mới để tác động lên tập tính của tế bào miễn dịch ở bệnh nhân.

BS Cẩm Tú

(Theo THS)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/te-bao-mien-dich-bao-ve-chong-lai-nhiem-trung-nhu-the-nao-n117155.html)
Từ khóa: nhiem trung

Tin cùng nội dung

  • Tại Viện Huyết học - Truyền máu TƯ đã thực hiện ghép tế bào gốc tự thân cho 18 bệnh nhân.
  • Chỉ riêng với tế bào gốc máu cuống rốn, BV Truyền máu và Huyết học TP.HCM đã điều trị hơn 70 bệnh nhân ung thư máu, rối loạn chuyển hóa, suy tủy...
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Các nhà nghiên cứu đã dùng tế bào da để làm tinh trùng và trứng nhân tạo ở tình trạng nguyên sơ trong một nỗ lực tìm phương điều trị vô sinh.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Tôi hay nghe nói đến cụm từ xét nghiệm tế bào để tầm soát ung thư. Có thể tự ý đi xét nghiệm được không? Sự khác nhau giữa xét nghiệm này và sinh thiết? Độ chính xác? Giá cả và thời gian trả kết quả xét nghiệm tế bào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Bảo Thoa)
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY