Kinh tế xã hội hôm nay

Tê tay là dấu hiệu cảnh báo sớm của 5 loại bệnh Ch?t người

Triệu chứng tê tay nếu xảy ra thường xuyên, bạn phải cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nghiêm trọng.

Hiện tượng tê tay xảy ra khi rễ thần kinh đang bị tác động hoặc chèn ép lên.

Trên thực tế, bạn sẽ cảm thấy tê ở rất nhiều vị trí khác nhau trên tay, với mỗi vị trí khác nhau, nguyên nhân có thể các bạn đã làm việc quá sức hoặc cơ thể thiếu vitamin. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng, chúng ta bị tê cánh tay hoặc tê từ ngón tay đến cả lòng bàn tay hoặc tê từ chân tới tay,…

Bạn chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế làm việc nặng nhọc, tránh vận động sai tư thế... đồng thời tăng cường bổ sung vitamin là sẽ ổn.

Tuy nhiên, một khi triệu chứng này xảy ra thường xuyên, bạn phải cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nghiêm trọng.

1. Đột quỵ

Như đã nói, tê tay thường xảy ra khi bạn nằm đè lên tay khiến dây thần kinh bị tác động. Nhưng trong vài trường hợp, nó cũng cảnh báo sớm một cơn đột quỵ do não bộ đang có vấn đề. Theo các chuyên gia, những người hay bị tê ngón cái và ngón trỏ sẽ có nguy cơ xuất hiện một cơn đột quỵ trong vòng 3 năm tới.

Nếu bạn mắc bất kỳ một trường hợp nào sau đây, hãy đến bệnh viện khám ngay lập tức:

- Tay chân đột nhiên tê yếu không rõ lý do, đặc biệt nếu nó chỉ ở một bên của cơ thể.

- Khó giao tiếp hoặc không hiểu người khác đang nói gì.

- Gặp khó khăn khi nhìn.

- Đau đầu và chóng mặt đột ngột xảy ra dữ dội.

Để phòng tránh đột quỵ, mọi người cần chú trọng luyện tập thể dục và ăn uống điều độ, nhất là phải suy nghĩ một cách lạc quan, hạn chế stress dài ngày. Những người có tiền sử máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, xơ cứng mạch máu não cần phải chú ý hơn vì rất dễ bị đột quỵ lúc nào chẳng hay.

2. Thoái hóa đốt sống cổ

Dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì rất nhiều, nhưng trong số đó có chứng tê tay liên tục. Bệnh không chỉ ở người cao tuổi mà còn xuất hiện ở người trẻ làm văn phòng, ít vận động hoặc người làm những công việc phải dùng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Tỷ lệ mắc bệnh ở cả hai giới là như nhau.

Nếu bạn thấy mình luôn bị tê tay dài ngày thì tốt nhất nên đi khám sớm, đó là cách tốt nhất giúp bạn phòng trước bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên vận động thường xuyên và ngủ đúng tư thế, gối nên ở độ cao từ 7-9cm để tránh tạo áp lực lên mạch máu và mô thần kinh cục bộ tại cổ khi đang ngủ.

3. Thoái hóa cột sống

Cột sống của chúng ta rất dễ bị thoái hóa, trở nên yếu đi nếu như đốt sống thường xuyên cọ xát với các dây thần kinh. Khi mắc bệnh, mọi vận động của người bệnh đều trở nên khó khăn hơn, cuộc sống sinh hoạt và công việc thay đổi rất nhiều.

Họ sẽ phải chịu đựng nhiều cơn đau, ban đầu chúng xuất hiện ở cổ, vai rồi dần dần lan xuống các vị trí khác trên cơ thể, toàn thân đau nhức.

Đặc biệt, bệnh nhân cũng cảm thấy tê tay theo chiều mà dây thần kinh đi qua, bạn tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng trên nhé!

4. Tê tay do bệnh tiểu đường

Khi mắc phải bệnh tiểu đường, nó sẽ gây ra một loạt biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là tác động mạnh đến hệ thần kinh. Lúc này nếu khu thần kinh ngoại biên bị ảnh hưởng do bệnh, chứng tê tay sẽ dần xuất hiện và có cảm giác dị thường ở các chi.

Có thể nói rằng, tê tay chính là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Hãy cố gắng điều trị nghiêm túc và kiểm soát lượng đường trong máu, chú ý bổ sung thêm vitamin cho cơ thể để tăng đề kháng, chống lại bệnh tật.

5. Hội chứng ống cổ tay

Người mắc hội chứng ống cổ tay thường bị tê tay, tê ngón giữa, ngón cái và ngón trỏ liên tục nhiều ngày. Cụ thể, loại bệnh này thường gặp ở những người phải làm việc nhiều với bàn phím máy tính, do tay phải liên tục hoạt động để gõ phím nên làm sưng đau các sợi gân.

Để khắc phục và phòng tránh loại bệnh này, bạn nên cho tay nghỉ ngơi thường xuyên chứ đừng ép nó phải làm việc quá nhiều. Hãy duỗi tay và xoa bóp tay cho máu lưu thông, tránh giữ nguyên một tư thế tay trong thời gian dài.

Theo Khoevadep

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tin-tuc/te-tay-la-dau-hieu-canh-bao-som-cua-5-loai-benh-chet-nguoi-1524389.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Cuộc đời của con người là một sự tiến triển liên tục từ khi sinh ra cho đến lúc già nua. Trong suốt quãng thời gian của cuộc đời, cấu trúc và chức năng da sẽ thay đổi theo chiều hướng phát triển mạnh mẽ trong tuổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành và sau đó dần bị lão hoá khi tuổi già.
  • Thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt mỏi da xanh xao, nhức đầu, mất ngủ... Tuy nhiên, việc bổ sung sắt như thế nào không thể tùy tiện.
  • Mẹ em 63 tuổi, tiểu cầu trong máu đột ngột tăng nhanh trên 2000. Hiện tại bác sĩ vẫn chưa có hướng điều trị.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có những cảm xúc buồn, thương, giận, ghét.
  • Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc nói dối thường xuyên, dù không hại ai, nhưng khoảng 10lần/tuần sẽ tạo thành bệnh lý nói dối.
  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY