Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Teo não, biến chứng thần kinh vì pha Oresol không đúng cách

MangYTe - Đang mùa dịch bệnh, nếu có sốt, tiêu chảy mà dùng Oresol không đúng cách, hoặc dùng phải Oresol thực phẩm chức năng thì bệnh không khỏi mà còn tăng nặng, nguy hiểm tới tính mạng.

Nguy hiểm khi dùng sai liều Oresol, dùng thực phẩm chức năng

Một số bệnh nhân, bệnh nhi bị sốt, tiêu chảy mất nước được bác sĩ khám, kê đơn Thu*c trong đó có dung dịch bù nước điện giải, hướng dẫn bà mẹ về nhà cho bé uống, theo dõi tiếp triệu chứng. Nhưng một số bà mẹ mua Oresol về pha cách, hoặc mua phải thực phẩm chức năng (TPCN) đã gây hệ lụy cho sức khỏe của trẻ.

Oresol là Thu*c thông dụng cho cả trẻ em và người lớn. Ảnh minh họa.

ORESOL – dung dịch bồi phụ nước và điện giải cho cơ thể khá thông dụng. Thành phần của Thu*c có Natri clorid, glucose khan, natri citrat, kali clorid - bào chế dưới dạng Thu*c bột, với hàm lượng các thành phần thay đổi tùy thuộc vào lượng nước sử dụng theo hướng dẫn. Nhưng không phải ai cũng pha Oresol đúng cách và biết rõ để dùng đúng.

Oresol được chỉ định dùng bù hiện tượng mất nước và điện giải do một số nguyên nhân như: tiêu chảy, sốt (trong các bệnh lý nhiễm trùng – trong đó có nhiễm vi rút), nôn, vận động thể lực, làm việc trong môi ttrường nhiệt độ cao… gây mất mồ hôi quá mức vượt quá mức bù đắp của cơ thể.

Nước và chất điện giải rất quan trọng để duy trì sự khằng định của áp suất thẩm thấu các ion, kali, magiê... là những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào. Còn các ion, natri, clo là thành phần không thể thiếu được của huyết tương.

Nếu dung dịch Oresol pha quá loãng, hoặc lượng cho uống ít hơn lượng đề nghị sẽ không cung cấp đầy đủ nước, các chất điện giải và glucose.

Nếu pha dung dịch quá đậm đặc và uống nhiều hơn mức yêu cầu có thể dẫn đến quá tải nước và chất điện giải, đặc biệt là với trẻ em và trẻ sơ sinh.

Triệu chứng quá liều Oresol bao gồm tăng natri huyết (hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp…) do PHA không đúng chỉ dẫn làm quá đậm đặc và phù (mi mắt húp nặng, phù toàn thân, suy tim).

Triệu chứng mất nước và chất điện giải có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho tim, phổi, não, thận… khiến các cơ quan này bị suy giảm chức năng, mất sức đề kháng nhất là trong khi đang bị vi trùng tấn công. Đồng thời cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, bệnh nhiễm vi rút hoặc các bệnh gây ra hiện tượng mất nước và điện giải sẽ càng trở nên trầm trọng.

Nếu dùng phải thực phẩm chức năng giống Oresol rất nguy hiểm, bởi các chất phụ gia tạo màu, mùi vị cho trẻ dễ uống, nhưng liều lượng Thu*c không đúng tiêu chuẩn nên trẻ uống vào triệu chứng cứ xấu dần, tới khi trẻ lờ đờ không phản ứng đưa vào viện thì bệnh đã rất nặng, có trẻ còn trụy tim mạch, không cứu được.

Nhiều trẻ bị mất nước nặng do tăng natri máu (hàm lượng muối trong máu tăng cao) - dấu hiệu của mất nước trong tế bào với các triệu chứng thần kinh lâm sàng thường gặp như mệt mỏi, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật… kéo dài có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não.

Dùng Oresol nhớ pha đúng liều lượng.

Cách dùng Thu*c Oresol đúng

Pha 1 gói Oresol với lượng nước đúng theo quy định ghi trên nhãn. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi pha Oresol, vì có gói yêu cầu pha vào 200ml nước, có gói pha với 500ml nước và cũng có gói phải pha vào 1 lít nước.

- Dùng nước nguội để pha dung dịch Oresol.

- Không pha Oresol với nước khoáng vì các ion điện giải trong nước khoáng sẽ làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải.

- Không pha với sữa hoặc các loại nước hoa quả.

- Không được đun sôi dung dịch Oresol.

- Cần lắc hoặc khuấy kỹ dung dịch trước khi uống. Lưu ý là pha dung dịch Oresol xong chỉ nên uống hết trong vòng 24 giờ.

- Trường hợp khẩn cấp, hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115, hoặc đến trạm y tế gần nhất.

Pha ozesol đúng cách, đúng liều sẽ không gặp tác dụng phụ. Vì vậy người dân cẩn trọng khi dùng Thu*c, tuân theo đúng cách pha và lượng dung dịch cho trẻ uống như hướng dẫn.

Người dân không nên tự ý chia nhỏ các gói thành nhiều lần pha để sử dụng.

Bảo quản Thu*c Oresol nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.

Một số đối tượng không được sử dụng Thu*c Oresol:

- Người bị rối loạn dung nạp glucose.

- Bệnh nhân suy thận cấp, xơ gan.

- Người bị tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột.

- Người bị vô niệu hoặc giảm niệu.

- Người bị mất nước nặng kèm triệu chứng sốc.

- Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của Thu*c.

PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/teo-nao-bien-chung-than-kinh-vi-pha-oresol-khong-dung-cach-20200409121401119.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy, sốt cao… khiến cho cơ thể bị mất nước và các chất điện giải. Tình trạng mất nước bắt đầu ngay từ lần đầu đi phân lỏng.
  • Cháu nghe nói nếu uống ORS không đúng theo chỉ dẫn sẽ rất nguy hiểm. Xin bác sĩ giải thích sự nguy hiểm đó.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY