Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Teo tinh hoàn, có còn cơ hội làm cha?

Bạn em mắc quai bị năm 27 tuổi và biến chứng dẫn tới teo tinh hoàn 2 bên. Cậu ấy đã lấy vợ sau khi bị bệnh và đến giờ vẫn chưa có con.

Bác sĩ cho em hỏi liệu còn cơ hội cho cậu ấy làm cha không? Liệu khi người đàn ông đã cao tuổi bị trường hợp giống cậu ấy thì khả năng điều trị để có con có cao như tuổi thanh niên không? (Đức Hải)

Ảnh minh họa: Plannedparenthood.org.

Trả lời

Chào bạn,

Teo tinh hoàn do biến chứng của bệnh quai bị là một tổn thương rất nặng nề, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới. Virus quai bị có ái lực mạnh với các tế bào sinh tinh của tinh hoàn trong thời kỳ sinh sản (thời điểm dậy thì trở lên) nên phần lớn các trường hợp bị quai bị lúc bé rất ít gặp biến chứng viêm teo tinh hoàn. Nhưng khi bước vào tuổi dậy thì, có đến 30% nam giới mắc quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn rồi sau đó dẫn đến teo bé.

Nếu 2 tinh hoàn teo hoàn toàn thì không còn khả năng làm cha nữa. Nếu chỉ teo hoàn toàn một bên thì vẫn có con được. Trong các trường hợp khó (đã teo mất một bên, bên kia không bù trừ được) có thể con nhờ các biện pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại.

Trường hợp tinh hoàn cả hai bên bị teo nhưng chưa teo hoàn toàn (có thể vẫn tồn tại một số ống sinh tinh hoạt động sản sinh tinh trùng, nên tinh hoàn chỉ teo một phần), họ vẫn có cơ may có con của chính mình bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. (Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể lấy tinh trùng non từ tinh hoàn, cho thụ thai với trứng và đã có nhiều trường hợp thành công). Nhưng càng để lâu, những phần ống sinh tinh còn sót lại có thể tiếp tục bị chính các tế bào bảo vệ cơ thể phá hủy và tiêu diệt.

Với trường hợp bạn của bạn, chúng tôi phải khám đánh giá, thăm dò cụ thể mới tiên lượng cụ thể được. Bạn nên khuyên bạn ấy đi khám sớm, có thể còn cơ hội, để lâu sẽ rất khó.

Chúc các bạn nhiều may mắn.

Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá HưngTrung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/teo-tinh-hoan-co-con-co-hoi-lam-cha-3178650.html)

Tin cùng nội dung

  • Một phát hiện bất ngờ và thú vị về công dụng mới của que thử thai, vốn lâu nay vẫn được cho là chỉ hữu ích cho phụ nữ: giúp phát hiện ung thư tinh hoàn ở nam giới.
  • Khối u tinh hoàn là bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, vì có tới 90% trường hợp là ung thư.
  • Biết tin chồng bị ung thư tinh hoàn, người vợ trẻ của anh Thiện đã ngất xỉu. Còn bản thân anh Thiện cũng hoang mang tột độ khi vợ chồng anh đang chuẩn bị chiến dịch đẻ đứa thứ 2.
  • Để tránh được những sự đau đớn kinh hoàng do ung thư tinh hoàn gây ra, nam giới cần hiểu được nguyên nhân gây bệnh và biện pháp đối phó với những cơn đau.
  • Ung thư tinh hoàn chiếm 5% ung thư đường Sinh d*c - tiết niệu, hay gặp ở nam giới lứa tuổi từ 25 - 35, thường xảy ra ở những trường hợp có tinh hoàn ẩn tiền sử quai bị...
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Tinh hoàn ẩn (cryptorchidism) là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm ở bụng hoặc chỉ xuống một phần.
  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY