Kinh tế xã hội hôm nay

Tết Nguyên đán và những phong tục của người Việt

BNEWS Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

bnews tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của việt nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân.

Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh.

Một năm sẽ bắt đầu vào lúc giao thừa và lại kết thúc vào lúc giao thừa năm sau. Thời điểm cúng thường được tiến hành vào giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới – 0h ngày mùng 1 Tết. Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời thường được đặt ở giữa sân. Nếu không có sân thì đặt ở giữa nhà hoặc có thể làm lễ trên sân thượng, ban công. Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà được đặt ban thờ gia tiên, để thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn đến ông bà tổ tiên trong thời khắc linh thiêng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Theo quan niệm dân gian, trong buổi sáng đầu tiên của năm mới, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng mùng 1 Tết đủ đầy để dâng lên gia tiên, với tất cả lòng thành kính, cầu mong một năm mới bình an, may mắn. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Người xưa quan niệm, vào dịp Tết hay đầu năm mới, nên đi lễ chùa cầu may, cầu xin đức phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, bạn bè, cho những người thân yêu một năm đủ đầy, hạnh phúc, và gặp nhiều may mắn. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Tết đến Xuân về thì người Việt đã có truyền thống du xuân hái lộc, ngắm cảnh, lễ chùa, trẩy hội, lễ thầy cô …, nét văn hóa không thể thiếu trong những ngày đầu Xuân. Du xuân, được tính từ giờ phút giao thừa, khi mọi người đi hái lộc, hiểu một cách giản dị nhất là đi chơi vào dịp xuân về. Vì thế từ phút đi hái lộc đầu năm, rồi đi lễ cha mẹ, lễ thầy cô, lễ chùa, dự hội xuân… là những giờ phút du xuân đẹp nhất trong năm. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Người Việt Nam theo tục lệ từ xưa, hằng năm, cứ vào sáng mồng một Tết Nguyên đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc Tết, chúc thọ và tặng quà hoặc một số tiền cho ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền gọi là lấy hên và mang lại niềm vui ngày đầu năm mới. Con cháu nhận bao lì xì như nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho mình với lời chúc may mắn và hạnh phúc trong cả năm. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: BNews (https://bnews.vn/tet-nguyen-dan-va-nhung-phong-tuc-cua-nguoi-viet/186580.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY