Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Thai nhi tuần 30 phát triển thế nào?

Khi mang thai tuần thứ 30, mẹ đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ và chẳng bao lâu nữa sẽ được gặp bé. Vậy thai nhi 30 tuần phát triển thế nào và mẹ cần làm gì?

Em bé được 30 tuần nghĩa là mẹ đã bắt đầu bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. trong thời gian này, mẹ sẽ có những thay đổi nhất định về cơ thể và cả tinh thần. bên cạnh đó, bé cũng phát triển mạnh mẽ trong "ngôi nhà" ngày càng chật hẹp.

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CẢM XÚC

Bạn có cảm thấy bé con đang tự xoay xở trong bụng mẹ không? Bạn thấy thấy thật khó khăn để tìm được một tư thế ngủ dễ chịu hơn? Ở tuần thai thứ 30, cơ thể bạn đã bắt đầu khá mệt mỏi và nặng nề rồi đấy. Đi ra ngoài, bạn cảm thấy người khác hình như đang để ý mình và xì xào điều gì khiến bạn không thoải mái? Họ có thể nói điều gì đó khiến bạn cảm thấy buồn và bị tổn thương? Vậy nhưng mẹ đừng để ý tới những điều đó, hãy quan tâm tới những câu nói khiến bạn vui vẻ, tin tưởng vào điều đó và khi ai đó nhường chỗ cho bạn khi đi xe bus hãy đừng ngần ngại cảm ơn họ.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN THỨ 30

Ở tuần thứ 30, cơ thể bé đã hoàn chỉnh hơn. Lúc này em bé có thể dài 39.9 cm và nặng khoảng 1.3kg. Em bé sẽ tăng khoảng 250g/1 tuần từ đây cho đến tuần thứu 35 của thai kỳ.

Ở tuần này em bé đã choán đầy tủ cung của bạn , khoảng 12 lít nước ối đang bao bọc quanh bé và em bé vẫn chưa quay đầu. Bé chuyển động nhiều hơn trong tử cung ngày càng đang chật hẹp dần.

thai nhi tuan 30 phat trien the nao? - 1

Được 30 tuần tuổi, em bé trong bụng mẹ sẽ phát triển chậm dần. (Ảnh minh họa)

Lúc này, da bé sẽ trông bớt trong hơn và mịn màng hơn, bộ não sẽ phát triển nhanh và nhìn rõ mô não hơn. em bé đã có thể nắm lấy một ngón tay. nếu là thai song sinh thì có thể các bé sẽ phát triển chậm hơn một chút.

CƠ THỂ MẸ THAY ĐỔI THẾ NÀO KHI BÉ ĐƯỢC 30 TUẦN

Ở tuần thứ 30, do sự thay đổi của hooc môn sẽ khiến bạn cảm thấy khó ngủ và thường mơ thấy những điều kỳ ạ, những cơn ác mộng nữa. Hãy đến bệnh viện kiểm tra đúng định kỳ, đặc biệt trong giai đoạn này. Một số triệu chứng phổ biến dưới đây có thể xảy ra trong tuần thứ 30 của thai kỳ bạn nên lưu ý:

Bạn sẽ bị ợ nóng, khó tiêu trong tuần này. Hãy chú ý tới khẩu ăn mỗi ngày, tránh ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ chua, đặc biệt trước khi đi ngủ. Ngoài ra bạn cũng sẽ thấy rất khó ngủ trong tuần này, hãy tìm một tư thế khiến mình dễ chịu nhất để có

Bạn sẽ thấy khó ngủ do cơ thể thường xuyên thấy mệt mỏi và tâm trí không thoải mái, luôn cảm thấy lo lắng

Mắt cảm nhận như bị sưng, có bọng mắt. Hãy chú ý đến điều này, nếu trầm trọng quá hãy đến gặp bác sĩ.

Bạn sẽ thấy rất “khó ở” trong tuần này. Bụng to, đau lưng,đau hông hông và thậm chí đau cả chân nữa.

Trong tuần thứ 30 bạn có thể thường xuyên cảm thấy khó thở. Phổi và cơ hoành của bạn đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày của bạn. Em bé vẫn chưa “rơi” xuống khung xương chậu, nghĩa là phần bụng trên của bạn vẫn rất chật chội. Vào tuần thứ 33-34, khi em bé di chuyển xuống khung xương chậu, khi đó bạn mới có thể hít thở sâu một cách dễ chịu.

thai nhi tuan 30 phat trien the nao? - 2

Mang thai 30 tuần, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy cơ thề nặng nề, mệt mỏi. (Ảnh minh họa)

Sau 30 tuần, trọng lượng cơ thể bạn có thể tăng từ 8.5 đến 11kg. Nếu bạn mang thai đôi, cơ thể có thể tăng nhiều cân hơn. Chóp tử cung cách rốn khoảng 28 đến 32cm.

Đừng lo lắng về việc tăng cân. Đây là một hiện tượng bình thường vì sau khi sinh bạn cần nuôi con bằng sữa mẹ. Sau khi sinh khoảng 9 tháng thì cân nặng sẽ dần giảm xuống. Tuy nhiên tăng cân nhanh cũng có thể dẫn đến hiện tượng thai nghén hay tiền sản giật vậy nên hãy đến gặp bác sĩ nếu như cân nặng của bạn tăng quá nhanh trong giai đoạn này.

Ngoài ra, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, bất tiện và chật vật với bụng bầu ở tuần thứ 30. Các cơn gò tử cung S*nh l* Braxon-Hicks (cơn gò S*nh l*) xảy ra một vài lần trong ngày khi bạn thiếu nước, sau khi tập thể dục hoặc sau khi gần gũi với chồng. Khi hiện tượng này diễn ra, hãy đứng lên ngồi xuống, thư giãn và uống thêm nước. Nếu hiện tượng diễn ra hơn 4 lần mỗi giờ, hãy gọi bác sĩ.

Lưu ý: những việc mẹ cần làm ở tuần thứ 30

- Chuẩn bị cho lịch khám định kỳ tuần 32;

- Tiếp tục công tác chuẩn bị trước khi bé chào đời;

- Đến gặp bác sĩ theo định kỳ.

Theo Xuxu Trần (Dịch từ Babycenter) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/thai-nhi-tuan-30-phat-trien-the-nao-c85a344462.html)

Tin cùng nội dung

  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Khi mang thai 32 tuần, tôi đi khám, siêu âm định kỳ kết quả cho thấy tất cả đều bình thường.
  • Tôi muốn xin địa chỉ để phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ, BS có thể giới thiệu cho tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thanh Huong – huong…@yahoo.com.vn)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY