Khám bệnh hôm nay

Khoa khám bệnh là cơ sở ban đầu trong công tác khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân khi đến viện. Chức năng của khoa khám bệnh bao gồm: khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu (BHYT đúng tuyến, tự nguyện, khám dịch vụ theo yêu cầu); khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe các loại; khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể; lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu; điều trị ban ngày theo yêu cầu.

Thai phụ cần khám bệnh gì?

Để giúp bà bầu giải toả những nỗi lo liên quan đến sức khỏe, Trung tâm y học Cantor, New York, Mỹ, vừa khuyến cáo về các xét nghiệm cần làm trong giai đoạn thai kỳ.
1. Khám răng

Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên đi khám răng, kiểm tra sức khỏe răng lợi để phát hiện sớm nguy cơ viêm nhiễm, bệnh bên trong cơ thể cũng như sức khoẻ cục bộ của răng miệng. Qua nghiên cứu ở phụ nữ mắc bệnh nướu răng cho thấy, có tỉ lệ sinh non ở nhóm mắc bệnh răng lợi cao gấp 7 lần so với nhóm người không mắc bệnh. Ngoài ra, khoa học còn phát hiện thấy phụ nữ khi mang thai và những người dùng Thu*c Tr*nh th*i là nhóm mắc bệnh viêm răng lợi cao nhất. Đơn giản khi mang thai, hoóc-môn thay đổi đột biến làm cho cơ thể dễ mẫn cảm với môi chất gây bệnh. Theo khuyến cáo Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA) trung bình mỗi năm đi khám 2 lần, phụ nữ mang thai nên khám 3 - 4 lần/năm, riêng nhóm bị chảy máu chân răng, nướu thì nên đi khám sớm và thường xuyên hơn.

2. Xét nghiệm TSH

TSH test là phương pháp thử máu, phát hiện khả năng mắc bệnh suy giáp (hypothyroid) hoặc cường giáp (hyperthyroid), hiểu được sức khỏe cụ thể của hoóc-môn tuyến giáp. Theo Trung tâm y học Mercy Baltimore (Mỹ), phụ nữ thai kỳ và sau sinh dễ mắc phải căn bệnh này. Trung bình bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng từ 5 - 10% phụ nữ. Phần lớn trường hợp mắc bệnh đều không có dấu hiệu, chỉ đến khi quá mệt mỏi, tăng cân mới phát hiện ra qua khám bệnh. Phần lớn là suy giáp và cường giáp. Nếu mắc phải những căn bệnh này ở thể nặng mà mang thai thì rủi ro sinh non, xảy thai rất cao, chưa kể những ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Nếu suy giáp thì nên tư vấn dùng Thu*c, còn mắc bệnh cường giáp (basedow) nặng có thể điều trị bằng iốt phóng xạ để giảm quá trình bài tiết hoóc-môn tuyến giáp. Mỗi năm nên đi khám một lần.

3. Phép thử test CBC

CBC (Complete Blood Count) là phép thử đếm máu toàn diện để kiểm tra tế bào máu trắng, tình trạng sức khoẻ tuỷ xương và hệ thống miễn dịch. Phép thử test CBC sẽ cho biết số lượng tế bào máu trắng (quá nhiều nghĩa là bị viêm nhiễm), hemoglobin (quá thấp là thiếu máu) và tiểu cầu (nếu thấp có nghĩa là máu khó đông). Sở dĩ những người chuẩn bị mang thai cần phải làm phép xét nghiệm này là vì phụ nữ thường có có kinh, mất máu khi sinh nên dễ bị thiếu máu, làm cho cơ thể suy nhược. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ tư vấn cho bổ sắt và sau vài tuần kiểm tra lại, mỗi năm nên đi khám 1 lần.

4. Huyết áp và cholesterol

Hai phép thử này giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ tim mạch, đặc biệt là rủi ro mắc bệnh tim trong giai đoạn mang thai, sinh con. Đo huyết áp tốt nhất là bằng phương pháp thủ công, đo bằng thiết bị quấn xung quanh cánh tay. Thử máu để kiểm tra HDL (mỡ máu tốt); LDL (mỡ máu xấu) và triglyceride. Tầm quan trọng của hai phép thử này nhằm giúp chuyên môn đánh giá thực trạng sức khỏe của sản phụ, kể cả những người còn trẻ. Huyết áp tối ưu là 120/80mmHg, LDL cholesterol nên ở dưới mức 130 và HDL nên ở trên 50.

5. Xét nghiệm Pap Smear

Pap Smear (tạm hiểu là phết mỏng tế bào cổ tử cung) phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là kỹ thuật không gây khó chịu, đau đớn, đơn giản bằng cách lấy một ít tế bào ở cổ tử cung rối đem xét nghiệm để tìm ra những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là tìm ra virút HPV, thủ phạm gây bệnh qua con đường sinh hoạt T*nh d*c. Những người có gia đình, sinh hoạt T*nh d*c khoa học cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nếu qua thử test thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể làm sinh thiết cổ tử cung để kiểm tra lại sức khoẻ tế bào. Nếu có mối quan hệ chung tình thì sau 3 năm đi kiểm tra một lần, ngược lại có mối quan hệ với nhiều đối tác thì 3 - 6 tháng nên đi khám một lần.

6. Kiểm tra da

Mục đích của việc kiểm tra là để phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Theo Học viện da liễu Mỹ (AAD), đây là căn bệnh phổ biến ở nhóm phụ nữ trẻ từ 25 - 29 tuổi do sắc tố thay đổi trong quá trình mang thai và sinh con. Hầu hết các trường hợp này là vô hại, nhưng đôi khi lại dẫn đến ung thư. Những người có tiền sử gia đình về ung thư da nên báo cho bác sĩ biết. Khi phát hiện thấy các nốt tình nghi xuất hiện trên da, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm cần thiết. Mỗi năm nên đi khám một lần.

7. Xét nghiệm đường huyết

Mục đích của xét nghiệm này là phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nhóm phụ nữ có người trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường, bệnh cao huyết áp, béo phì thì nên làm xét nghiệm này, kể cả những người tăng cân nhanh khi mang thai. Theo số liệu thống kê, những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có rủi ro mắc bệnh đái tháo đường týp II vào cuối đời tăng tới 50%. Vì lý do nói trên nên khám, biết bệnh sớm để thay đổi lối sống và cách ăn uống sẽ có tác dụng tích cực. Phụ nữ ngoài 40 nên đi khám mỗi năm 2 lần, riêng nhóm có tiền sử nên đi khám sớm hơn (trước 30 tuổi). Có thể tư vấn bác sĩ làm phép xét nghiệm có tên là A1C để biết hàm lượng đường liên kết vào các tế bào máu đỏ. Nếu A1C trên 7% thì rủi ro mắc bệnh đái tháo đường rất cao.

8. Xét nghiệm độ khoáng của xương

Phép xét nghiệm này có tác dụng biết trước nguy cơ mắc bệnh loãng xương, căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Bác sĩ dùng một thiết bị chuyên dụng có tên là DEXA (máy đo hấp thụ photon bằng năng lượng). Phù hợp cho nhóm phụ nữ trẻ trước 35 tuổi, nhất là nhóm có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương, nhóm dùng Thu*c điều trị bệnh tuyến giáp, sử dụng steroid trị hen hoặc Ezeme. Nếu mật độ khoáng của xương thấp thì khi nuôi con bằng sữa mẹ tỉ lệ này lại càng giảm và dễ gây bệnh loãng xương, mỏng và giòn xương. Bác sĩ có thể khuyến cáo một số cách ăn uống để bổ sung đủ canxi trong giai đoạn mang thai, sinh con, tăng cường luyện tập giảm cân, dùng Thu*c bổ có chứa canxi. Những khuyến cáo cụ thể còn dựa vào kết quả xét nghiệm của từng người, nếu xương phát triển bình thường thì không nhất thiết phải kiểm tra mà chờ đến khi mãn kinh hãy đi khám tiếp.

DS. Trang Nhung

(Theo Parents-2017)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thai-phu-can-kham-benh-gi-n131150.html)

Chủ đề liên quan:

khám bệnh mang thai thai phụ

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY