Vào đến cổng làng là ngửi thấy mùi cá kho thơm điếc mũi. khách thập phương nườm nượp đổ về làng đại hoàng mua cá kho, đông như chợ tết. một nồi cá kho giá bán 700.000 đồng đến 1 triệu đồng. mỗi ngày bán 20 nồi cá là sống khỏe. cá kho bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, cả làng đại hoàng thành tỉ phú.
Khách gần xa gọi món ăn này là cá kho đại hoàng. nhưng chính người làng đại hoàng lại gọi đây là cá kho bá kiến. cách gọi thứ hai hình như đúng hơn, vì ngày xưa chỉ gia đình bá kiến mới được ăn loại cá kho đặc biệt này. bà vợ ba ông bá kiến là người nấu món kho cá đặc biệt này cách đây đã hơn 90 năm. cá trắm đen, ướp với những gia vị đặc biệt, kho trong nồi đất, đun bằng củi nhãn, sau 12 tiếng thì có món cá kho bá kiến. các nhà báo về đây đã ghi chép và chụp ảnh rất cẩn thận nhưng về nhà làm lại không ra món cá kho bá kiến. nghĩa là nó có bí mật riêng.
Nhà văn Nam Cao chính gốc người làng Đại Hoàng, nhưng cả đời cũng chưa biết tới mùi vị cá kho Bá Kiến, vì bà Ba kho cá cho Bá Kiến ăn chứ không bán. Vả lại nếu có bán thì chưa chắc Nam Cao đã đủ tiền mua.
Ông Bá Kiến có 4 bà vợ. Chuyện hạnh phúc chỉ một vợ một chồng là đủ, nhiều hơn là thừa, là dở hơi. Ông Bá Kiến khôn lõi đời nhưng vì tham mà hóa dại, nuôi những 4 bà vợ. Sáng nào 4 bà này cũng chửi nhau vì ghen ăn tức ở. Ông Bá Kiến dàn xếp bằng cách dúi cho mỗi bà 1 đồng bạc để ra chợ ăn quà sáng. Ở nhà Bá Kiến chửi nhau cũng ra tiền. Vậy thì sao người ta không chửi nhau. Chí Phèo chửi Bá Kiến cũng ra tiền. "Anh Chí làm sao đấy! Hết tiền uống rượu rồi phải không. 5 hào đây, cầm lấy". Ở làng này ăn sướng nhất là Bá Kiến, ở sướng nhất là Bá Kiến, nhưng khổ nhất cũng là Bá Kiến. Quanh năm suốt tháng Bá Kiến phải lo giữ cái ghế chánh Tổng…
(Còn nữa)