Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thâm cung bí sử (237 - 4): Giám đốc tương lai

MangYTe - Như say sưa nói về việc đan lưới: Bao đời nay người Vạn Phần làm phao lưới bằng gỗ. Gỗ ngấm nước và dùng một thời gian là mục. Nguyên liệu đầu vào đắt, lại phải cắt tiện rất mất công. Còn nhựa thì nhẹ, không ngấm nước và dùng lâu hỏng. Làm phao nhựa không phải cắt tiện gì, làm khuôn, nấu nhựa lên, đổ một khuôn cả trăm chiếc. Nguyên liệu lại rẻ.

Sóng đẩy bao nilon vào bờ cát. Em bảo bọn trẻ con đi nhặt đem về, bán cho em để tái chế. Như thế chúng vừa làm sạch biển lại vừa có tiền để mua sách vở. Lực lượng đan lưới chính là các bà. Nếu làm chăm chỉ, mỗi tháng cũng được hơn 10 triệu đồng. Trẻ con sau giờ học cũng có thể đan lưới, nếu chăm làm cũng kiếm được 3-4 triệu đồng/tháng.

Anh về lợp mái tôn đi. Mái tôn ấy đủ không gian để chúng ta tổ chức đám cưới. Cưới xong là khai trương luôn xưởng đan lưới". Hoàng tròn xoe mắt nhìn Như đầy kinh ngạc. "Sao anh nhìn em ghê thế?". "Vì anh thấy em lạ quá. Chưa bao giờ anh thấy em nghĩ và nói hay đến thế, cứ như một con người hoàn toàn khác vậy. Em nói và nghĩ như một giám đốc vậy". "Thành lập xưởng đan lưới đương nhiên em sẽ làm Giám đốc. Anh đồng ý không?". "Đồng ý cả hai tay. Bây giờ anh phải về đây. Em cầm lấy 10 triệu đồng để chi dùng". "Nghĩa là số tiền này hoàn toàn là của em?". "Chứ sao nữa. Anh cho em mà". Khi Như ra viện thì ở nhà UBND xã đang kêu gọi mọi người đóng góp tiền để phòng chống COVID. Như nói với Hoàng: "Chiều nay anh cùng em đi ra trụ sở xã để đóng quỹ phòng chống COVID". "OK. Nhưng em định ủng hộ bao nhiêu?". "Em ủng hộ 10 triệu đồng, vừa hết số tiền anh cho em". "Nếu thế thì anh sẽ ủng hộ 20 triệu đồng".

Trong khi đó ở nhà bên cạnh, ông Phi Hồng cũng đang chuẩn bị đi ủng hộ tiền phòng chống dịch. Ông Hồng là cán bộ về hưu, hưởng lương chuyên viên bậc cuối cùng. Lâu nay ở làng mọi phong trào đóng góp từ thiện, ông Hồng luôn là người đóng góp nhiều nhất. Bây giờ cũng vậy, ông Hồng không muốn đứng sau người khác. Ông ngồi nghĩ về những người có lương hưu ở làng. Nhận lương hưu cao nhất là ông Hồng, người thứ hai là ông Thanh (Đại tá Quân đội), người thứ ba là ông Thìn, Trung tá, còn những người khác lương hưu không đáng kể. Năm ngoái ủng hộ nhân dân vùng bão lụt miền Trung, ông Thanh đóng góp 500.000 đồng, chắc năm nay cũng thế thôi. Còn ông Thìn thì ủng hộ gì cũng chỉ 300.000 đồng thôi. Vậy ông Hồng ủng hộ 700.000 đồng là nhất bảng rồi. Từ ngày về làng nghỉ hưu, ông Hồng là người được nể trọng nhất nên phong trào nào ông cũng muốn là người đứng đầu trong việc đóng góp. Ông Hồng mở két rút ra hai tờ giấy bạc loại 500.000 đồng rồi bảo vợ: "Bà đổi cho tôi tờ 500 này, lấy hai tờ 200.000 đồng và 1 tờ 100.000 đồng". "Ông ủng hộ bao nhiêu?". "700.000 đồng". "Như thế cũng nhiều rồi. Làng mình mỗi người chỉ một hoặc hai trăm thôi. Đồng tiền ở làng mình eo hẹp lắm".

(Còn nữa)

Tiểu phẩm của Khánh Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/gia-dinh/tham-cung-bi-su-237-4-giam-doc-tuong-lai-20210702144635454.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY