Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thăng ma - Vị Thuốc trị đau răng

Theo Đông y, thăng ma có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn, vào các kinh tỳ, vị, phế và đại trường.
Nước ta hiện chưa trồng được cây thăng ma mà phải nhập từ Trung Quốc. Bộ phận dùng làm Thuốc là rễ. Theo Đông y, thăng ma có vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn, vào các kinh tỳ, vị, phế và đại trường. Có công hiệu tán phong, giải độc, làm cho dương khí thăng lên, thấu ban, sởi… Chủ trị chứng dịch thời khí, chướng khí, nhức đầu, đau cổ họng, lên ban sởi, sang lở, tiêu chảy kéo dài, trúng độc gây đau bụng, sốt rét, lòi dom, phụ nữ băng huyết, bạch đới. Liều sử dụng trung bình cho các dạng Thuốc sắc hay súc miệng là 4 – 10g mỗi ngày. Lưu ý: không dùng khi trên thịnh, dưới hư hay âm hư hỏa vượng.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài Thuốc đau răng">trị đau răng từ thăng ma để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

đau răng do thực hỏa (Thực hỏa nha thống):

- Tà tại phần huyết (sưng đỏ có xuất huyết): thăng ma 3g, xuyên hoàng liên 3g, đơn bì 10g, sinh địa hoàng 15g, đương quy 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Nếu tà tại phần khí (sưng không xuất huyết): dùng thăng ma 3g, xuyên hoàng liên 3g, đơn bì 10g, sinh địa 15g, đương quy 15g, kinh giới tuệ 9g, phòng phong 9g, tế tân 3g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày.

- Do trường vị tích nhiệt (chỗ sưng lở loét): dùng sinh đại hoàng 6g, huyền minh phần 6g (hòa vào Thuốc sau), thạch cao 20g, liên kiều 10g, hoàng cầm 6g, chi tử 6g, bạc hà 3g, cam thảo 1g, thăng ma 2g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

đau răng do hư hỏa (hư hỏa nha thống): sinh địa 20g, thục địa 20g, huyền sâm 40g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Hoặc sử dụng phương lục vị: thục địa 80g, sơn dược 40g, sơn thù nhục 40g, phục linh 30g, đơn bì 30g, trạch tả 30g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g chiêu với nước muối nhạt.

đau răng do phong nhiệt (Phong nhiệt nha thống): khương hoạt 5g, độc hoạt 5g, phòng phong 3g, xuyên khung 3g, tế tân 1,5g, bạc hà 3g, sinh địa 9g, hoàng cầm 5g. Sắc uống khi đi ngủ, ngày 1 thang, chia 2 lần.

đau răng do sâu (Trùng chú tác thống): dùng phương định thống tán gồm đương quy 6g, sinh địa 9g, tế tân 3g, can khương 3g, bạch chỉ 9g, liên kiều 9g, khổ sâm 6g, xuyên tiêu 3g, hoàng liên 5g, cát cánh 3g, ô mai 9g, cam thảo 5g, sắc lấy nước ngậm nuốt dần dần. Ngày 1 thang, ngày ngậm nuốt từ 2 - 3 lần.

BS. Hoàng Xuân Đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thang-ma-vi-thuoc-tri-dau-rang-22770.html)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Thăng ma là thân rễ của cây thăng ma, Bắc thăng ma hoặc Tây thăng ma (Cimicifuga sp.). Theo Đông y, thăng ma vị ngọt, cay, hơi đắng, tính hơi hàn. Vào các kinh phế, tỳ, vị và đại trường. Có tác dụng giải biểu thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc, thăng dương cử hãm.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY