Trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nén hương là một biểu tượng văn hóa tâm linh.
Việc thắp hương trên bàn thờ tổ tiên hay tại đền, chùa, miếu mạo đã trở thành một nghi lễ truyền thống, một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày giỗ chạp, lễ Tết.
Thế nhưng, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hương và khói hương lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, thậm chí còn độc hại hơn cả khói Thu*c lá.
Gây bệnh đường hô hấp
Thông thường, một nén hương có thành phần gồm: 21% bột gỗ và thảo dược, 11% bột kết dính, 33% que tre và 35% hương liệu. Khi đốt 1g hương, 45mg chất dạng hạt có kích thước dưới 2,5mm sẽ được tạo ra và phát tán với tốc độ khoảng 0,03 hạt/giây.
Tiếp xúc với các chất dạng hạt này có thể gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp, gây rối loạn chức năng phổi cấp tính và thậm chí là Tu vong.
Theo nghiên cứu, khói hương có chứa các-bon mô-nô-xít (CO), các-bon đi-ô-xin (CO2), sun-phua đi-ô-xít (SO2) và ni-tơ đi-ô-xít (NO2). Trong đó, CO là chất thường được hình thành trong quá trình cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ. CO là chất rất độc nhưng lại không màu, không mùi, không vị nên khó nhận biết. Khí CO có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Đặc biệt, đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc khí CO dẫn đến Tu vong.
Ngoài ra, đối với những người bị bệnh tim mạch, khí SO2 và NO2 từ hương bị đốt cháy có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, 2 loại khí này cũng gây
ảnh hưởng không hề nhỏ đến chức năng và hệ miễn dịch của phổi.
Tác động đến hệ thần kinh, gan, thận
Ngoài các chất kể trên, việc đốt hương còn tạo ra các hợp chất dễ bay hơi, như benzen, toluen, aldehyde, xylen và PAHs. Hiện nay, nhiều loại hương còn được tẩm ướp các hương liệu không rõ nguồn gốc để tạo mùi thơm khiến độ độc hại của khói hương lại càng gia tăng.
Khi hít phải, các chất này gây kích ứng mắt, mũi, gây chóng mặt, buồn nôn. Đặc biệt nguy hiểm với người bị bệnh hen suyễn. Nếu tiếp xúc lâu, hệ thần kinh sẽ bị tổn hại, gan, thận cũng bị
ảnh hưởng.
Làm thay đổi vật chất di truyền
Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) cho thấy, các hợp chất hóa học có trong khói hương có thể biến đổi tế bào, gây đột biến gien, gây ra hiện tượng dị sản, loạn sản và ung thư. Do đó, những người thường xuyên tiếp xúc với khói hương có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và đường hô hấp rất cao.
Đặc biệt, tàn hương càng uốn cong thì lại càng độc bởi những loại hương này được tẩm nhiều a-xít phốt-pho-ric (H3PO4).
Thắp hương thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe">ảnh hưởng tới sức khỏe
Để hạn chế những tác động không tốt tới sức khỏe của khói hương, cần chú ý những điều sau:
- Chọn loại hương an toàn, không ngâm tẩm nhiều hóa chất, hương liệu nhân tạo.
- Không thắp hương ở gần giường ngủ, chỗ nghỉ ngơi của cả gia đình.
- Không thắp nhiều hương và liên tục.
- Không được đóng cửa khi đang thắp hương. Nên mở tất cả các cửa để khói hương không tụ lại một chỗ trong nhà.
- Người già, trẻ em, người có bệnh về đường hô hấp nên hạn chế tiếp xúc với khói hương và tuyệt đối tránh những nơi có nhiều khói hương như đền, chùa…
- Khi có dấu hiệu khó thở, chóng mặt, buồn nôn do tiếp xúc với khói hương, cần ra khỏi khu vực đó và nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí.
- Không cắm hương lên đồ ăn như xôi, thịt gà… vì tàn hương có thể lẫn vào thức ăn gây ngộ độc. Tốt nhất nên cắm hương vào bát và để xa vị trí mâm cỗ.
Hà Vân