Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thầy Thuốc BV Việt Đức hồ hởi hiến máu vì người bệnh

GS. TS Trần Bình Giang- Giám đốc BV Việt Đức cùng nhiều nhân viên y tế, học viên và người nhà bệnh nhân đã tham gia hiến máu nhân đạo này. Nhiều bác sĩ, điều dưỡng đã có mặt từ rất sớm hiến máu để kịp giờ vào phẫu thuật, chăm sóc cho bệnh nhân.

Ngày 11/12, tại BV Việt Đức đã diễn ra chương trình hiến máu nhân đạo “Bluse trắng- trái tim hồng”. Chương trình hiến máu nhân đạo này nhằm để có thêm nguồn máu cấp cứu, phẫu thuật, điều trị bệnh nhân tại BV Việt Đức.

GS.TS Trần Bình Giang- Giám đốc BV Việt Đức hiến máu và kêu gọi các nhân viên của BV, người nhà bệnh nhân tham gia hiến máu

GS. TS Trần Bình Giang- Giám đốc BV Việt Đức cùng nhiều nhân viên y tế, học viên và người nhà bệnh nhân đã tham gia hiến máu nhân đạo này. Nhiều bác sĩ, điều dưỡng đã có mặt từ rất sớm hiến máu để kịp giờ vào phẫu thuật, chăm sóc cho bệnh nhân.

Theo Giám đốc Trần Bình Giang, với đặc thù là BV ngoại khoa, hàng năm số lượng ca mổ tại BV Việt Đức luôn ở mức lớn (năm 2018 tổng số phẫu thuật trên 67.000 ca).

Rất đông nhân viên y tế của BV Việt Đức đăng ký tham gia hiến máu

Hàng ngày, tại BV diễn ra trung bình khoảng 200 ca mổ phiên, khoảng từ 25- 30 ca mổ cấp cứu, trong đó có những ca cấp cứu cần đến hàng chục, thậm chí vài chục đơn vị máu như những ca T*i n*n đa chấn thương khiến bệnh nhân bị vỡ gan, vỡ lách…

“Có những ngày số ca mổ câp cứu nhiều nên sáng hôm sau kho máu của chúng tôi đã cạn kiệt, chỉ còn vài đơn vị. Trong khi nhu cầu cung cấp đủ máu cho điều trị bệnh nhân rất lớn, trong khi ượng máu O và A đang trong tình trạng khan hiếm”- GS.TS Trần Bình Giang chia sẻ

ThS Trương Lê Vân Ngọc- Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế tham gia hiến máu tại Việt Đức

Theo GS.TS Trần Bình Giang- dù khoa học đã có nhiều tiến bộ nhưng máu là sản phẩm đặc biệt không thể sản xuất nhân tạo và chỉ có thể trông chờ từ người hiến tặng tình nguyện. Nhưng do lượng máu hiến tặng chưa đủ so với nhu cầu máu điều trị cho người bệnh nên các cơ sở điều trị luôn thiếu máu.

TS. BS Dương Trọng Hiền, Trưởng Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa và TS.BS Lê Việt Khánh- Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa tham gia hiến máu trước khi đi phẫu thuật cho bệnh nhân

Người hiến chỉ có thể hiến tối đa một đơn vị máu thể tích 450 ml nhưng có những bệnh nhân cấp cứu phải truyền tới 15- 20 đơn vị máu, tương đương với số lượng máu của vài chục người hiến -nếu hiến 250 ml

“Do đó, ngoài vận động nhân viên y tế của BV cùng các học viên tham gia hiến máu, chúng tôi rất mong người dân và người nhà bệnh nhân cùng tham gia để giúp nguồn máu dự trữ phong phú, góp phần cứu được nhiều hơn nữa những ca bệnh nặng, cần lượng máu lớn"- GS. TS Trần Bình Giang nói.

PGS. TS Đoàn Quốc Hưng- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, lồng ngực- BV Việt Đức tham gia hiến máu

Đã có 368 đơn vị máu thu được từ chương trình hiến máu “Blouse trắng- Trái tim hồng” của BV Việt Đức. Số lượng máu thu được đều được Trung tâm truyền máu - BV Việt Đức xét nghiệm sàng lọc an toàn truyền máu bằng các kĩ thuật hiện đại đảm bảo mang đến những đơn vị máu an toàn cho người bệnh.

Tham gia hiến máu, chị Dương Thị Nguyên ở Hà Nam người nhà của bệnh nhân vừa phẫu thuật hiện đang điều trị tại Khoa Phẫu thuật chi trên và y học thể thao, BV Việt Đức cho biết, chị lên BV chăm sóc người thân và biết đến chương trình hiến máu qua các nhân viên y tế của Khoa nên đã đăng ký hiến máu với mong muốn chia sẻ giọt máu nhóm O của mình cho các trường hợp bệnh nhân khác cần truyền máu.

Chị Dương Thị Nguyên ở Hà Nam người nhà của bệnh nhân vừa phẫu thuật hiện đang điều trị tại Khoa Phẫu thuật chi trên và y học thể thao tham gia hiến máu

Trung tâm Truyền máu, BV Việt Đức là một trong số ít đơn vị trong cả nước có thể thực hiện đồng thời các nhiệm vụ lấy, chiết tách các thành phần máu, lưu trữ bảo quản và cung cấp máu, các chế phẩm máu phục vụ kịp thời điều trị bệnh nhân.

Lượng máu do các nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân tham gia hiến ngày 11/12 chuẩn bị được đưa về Trung tâm Truyền máu, BV Việt Đức xử lý, lưu trữ

Với đặc điểm thường xuyên phải tiến hành các ca mổ cần cung cấp lượng máu lớn ngay tức thì, cơ sở này đã góp phần cứu sống nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-vien-viet-duc-hien-mau-vi-benh-nhan-n166672.html)

Tin cùng nội dung

  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY