Theo giới chuyên gia môi trường, gánh nặng Tu vong và tàn tật đang đè nặng vì vô số chất độc có mặt khắp nơi - bao gồm chất thải dược phẩm, nhựa, hầu hết các nguồn chì, thủy ngân và hóa chất gây rối loạn hormone. Một báo cáo của Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm cho thấy, thế giới có tới 9 triệu ca Tu vong sớm liên quan đến ô nhiễm, tính trung bình trong vòng 10 năm.
Brazil, Indonesia và Nigeria cũng nằm trong số 10 nước có số người thiệt mạng lớn nhất do ô nhiễm không khí. Tổng số người ch*t do ô nhiễm không khí tại 10 quốc gia này chiếm 2/3 tổng số người ch*t vì ô nhiễm trên toàn cầu. Gina McCarthy- cựu Bộ trưởng Chủ nhiệm Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ từng nói “Lịch sử Mỹ là tiêu chuẩn vàng trong việc khắc phục ô nhiễm nhưng hiện nay chúng ta đang rất buồn vì chưa nỗ lực đủ và có thể khiến chúng ta mất đi tiêu chuẩn này. Chúng ta phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng từ ô nhiễm và những rủi ro đó đang ngày càng trầm trọng thêm do biến đổi khí hậu”.
Trên thực tế, ô nhiễm không khí là nguyên nhân lớn nhất gây Tu vong và tàn tật, đặc biệt liên quan đến các bệnh tim mạch và hô hấp, đột quỵ và một số bệnh ung thư. Không khí xung quanh độc hại, phần lớn là do xe cộ và công nghiệp nặng, chịu trách nhiệm cho 3,4 triệu hoặc 40% các ca Tu vong liên quan đến ô nhiễm trên toàn thế giới. Một trong những chất gây ô nhiễm không khí có hại nhất cho sức khỏe con người là chất dạng hạt (PM) - một hỗn hợp phức tạp gồm các hạt cực nhỏ và các giọt nhỏ được tạo ra bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhà máy điện và lửa.
Báo cáo mới dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Viện Đo lường sức khỏe (IHME) cho thấy, nếu các Chính phủ “vẫn thờ ơ” với ô nhiễm không khí thì sẽ đến lúc điều đó còn kinh sợ hơn virus. Theo TS Richard Fuller- đồng tác giả của báo cáo, thì ô nhiễm không khí thực sự là bài toán nan giải bởi những vướng mắc về đầu tư tại các quốc gia bị ảnh hưởng và các cơ quan song phương.
Có nghĩa là các Chính phủ đã không chịu “mở hầu bao” cho việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, vì điều đó cũng có nghĩa là không có một nhận thức chung cũng như một hành động chung mang tính toàn cầu. Các tác giả của nghiên cứu cho rằng: “Chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu mối quan hệ phức tạp giữa ô nhiễm, sức khỏe và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các nghiên cứu sơ bộ cho thấy nó thực sự sẽ gia tăng nguy cơ phơi nhiễm độc hại. Điều này có thể dẫn đến trường hợp mắc bệnh và Tu vong liên quan đến ô nhiễm lớn hơn đáng kể”.
Cũng về vấn đề này, theo bà Karine Leger- Giám đốc Airparif - Mạng lưới quản lý chất lượng không khí Paris (Pháp), ô nhiễm không khí hiện nay như phần nổi của tảng băng, không chỉ diễn ra trong vài ngày hay vài tuần, mà luôn tiềm ẩn mọi thời điểm. Đáng tiếc là ô nhiễm không khí chủ yếu diễn ra ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Mà tại những quốc gia đó Chính phủ còn nhiều việc phải làm, nên đã không quan tâm tới ô nhiễm.
Theo dữ liệu chất lượng không khí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tới 97% số thành phố ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình với dân số từ 100.000 người không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng không khí của WHO, kéo theo đó là gánh nặng lên hệ thống y tế cộng đồng. Giám đốc điều hành của Greenpeace khu vực Đông - Nam Á Yeb Sano cho biết ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, ước tính mỗi năm toàn thế giới thiệt hại 225 tỷ USD do giảm năng suất lao động và hàng nghìn tỷ USD chi phí y tế để giải quyết các vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí. “Ô nhiễm không khí đang đánh cắp sinh kế và tương lai của chúng ta”- Yeb Sano nói.
Chủ đề liên quan:
chất lượng không khí chống ô nhiễm dữ liệu không khí loay hoay ô nhiễm ô nhiễm không khí thế giới tổ chức y tế thế giới