Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thêm 2 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Sáng nay (18/2), 2 bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ chính thức được xuất viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội).

Được biết, sau khi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 2 bệnh nhân mắc COVID-19 đều có kết quả xét nghiệm âm tính với chủng virus Corona mới.

Theo Bộ Y tế, các bệnh nhân mắc COVIC-19 đang điều trị sẽ được ra viện khi xét nghiệm cho kết quả âm tính ít nhất 2 lần. Kể từ ngày 13/2 đến nay, Việt Nam chưa phát hiện thêm ca mắc COVID-19 mới.

Trước đó, vào ngày 10/2, 3 bệnh nhân mắc COVID-19 đều là những công dân Việt Nam trong nhóm người Vũ Hán trở về hôm 17/1, được điều trị tại Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã khỏi bệnh và được xuất viện.

Theo TS. Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cả 3 bệnh nhân được xuất viện đều nằm trong đoàn 8 công nhân của Công ty TNHH Nihon Plast đã trở về từ Vũ Hán ngày 17/1 và cùng sống tại Vĩnh Phúc. Trong đó có nữ bệnh nhân N.T.D, 23 tuổi ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là người đã lây bệnh cho mẹ, em gái, dì ruột và một người hàng xóm.

Sau nhiều ngày điều trị cách ly, các bệnh nhân này đều hết sốt, hết ho. Các mẫu dịch họng xét nghiệm lần 2 và lần 3 bằng kỹ thuật RT-PCR đều cho kết quả âm tính với COVID-19.

Tính đến 8h30 ngày 18/2, trên toàn thế giới đã có 73.333 người mắc, 1.873 người Tu vong do COVID-19, trong đó:

- Lục địa Trung Quốc: 1.868 người Tu vong;

- Phillippines: 01 người Tu vong;

- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người Tu vong.

- Nhật Bản: 1 người Tu vong.

- Pháp: 1 người Tu vong.

- Đài Loan: 1 người Tu vong.

Việt Nam có 16 người dương tính với COVID-19, gồm:

- 2 cha con người Trung Quốc (2 người đã khỏi và xuất viện);

- 6 người Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (4 người đã khỏi và xuất viện);

- 6 người Việt Nam có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19 (1 người đã khỏi và xuất viện);

- 1 người Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

- 1 bệnh nhi 3 tháng tuổi, có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID -19.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/them-2-benh-nhan-mac-covid19-duoc-xuat-vien-tai-benh-vien-benh-nhiet-doi-trung-uong-380801.html)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY