Khoa học hôm nay

Thiên nga khác gì ngỗng, vịt trời?

Thiên nga là một nhóm chim nước cỡ lớn thuộc họ Vịt, cùng với ngỗng và vịt.

Các loài thiên nga ở bắc bán cầu có bộ lông trắng tuyền nhưng các loài thiên nga ở nam bán cầu có màu lông trắng và đen. loài thiên nga đen của úc có màu đen hoàn toàn ngoại trừ vài lông trắng trên cánh của chúng còn loài thiên nga cổ đen nam mỹ có cổ màu đen.

Thiên nga là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thuỷ vì tập tính ghép đôi suốt đời.

Hầu hết thiên nga có chân màu ghi đen đậm, ngoại trừ hai loài ở nam mỹ, có chân màu hồng. màu mỏ của chúng rất đa dạng: 4 loài sống ở vùng cận bắc cực có mỏ đen với những mảng vàng bất quy tắc. loài thiên nga trắng và thiên nga cổ đen có một cái bướu ở phần gốc của mỏ trên.

Thiên nga trắng được nhắc đến nhiều trong văn hoá châu âu. thiên nga là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thuỷ vì tập tính ghép đôi suốt đời.

Trong khi đó, vịt trời và ngỗng đã quá quen thuộc ở việt nam. hai loài gia cầm này đã được thuần dưỡng, nuôi đại trà.

Vịt trời sống theo bầy đàn.

Loài vịt trời sống theo bầy đàn. vịt trời ghép đôi trong tháng 10, tháng 11 và làm tổ vào tháng 3 năm sau. vịt trời mái xây tổ từ lá cây và cỏ, phủ lên tổ bằng những chiếc lông mao từ ngực của nó. vịt trời mái đẻ trứng từ giữa đến cuối tháng 3, trung bình 12 quả trứng mỗi lứa. vịt trời đực có trách nhiệm bảo vệ tổ và vịt mái.

Ngỗng nhà có khả năng canh gác.

Ngỗng nhà hay ngỗng nuôi là những con ngỗng được thuần hóa và chăn nuôi như một loại gia cầm để lấy thịt, trứng và lông ngoài ra người ta còn nuôi chúng để giữ nhà, canh gác khá hiệu quả do tiếng kêu báo động rất to. ngỗng được thuần hóa ở châu âu, bắc phi và châu á. ngỗng nhà châu âu được thuần hóa từ ngỗng xám. ngỗng nhà châu á cùng một vài giống ngỗng nhà châu phi có nguồn gốc từ ngỗng thiên nga.

1

Theo Lan Ngọc/Infonet

Link bài gốc Lấy link

https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/thien-nga-khac-gi-ngong-vit-troi-164680.html


Theo Lan Ngọc/Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/thien-nga-khac-gi-ngong-vit-troi/20210218074019272)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY