Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thiếu niên bị thương nặng vì tự chế pháo theo hướng dẫn trên mạng

Một thiếu niên 13 tuổi ở Thanh Hoá đã nhận hậu quả vì pháo tự chế

Ngay sau đó, L. được các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu. Bác sĩ Lưu Đức Thọ - Trưởng Khoa ngoại chấn thương Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa – cho biết kíp phẫu thuật đã tạo mỏm cụt bàn tay phải, thuật ghép da đùi phải cho bệnh nhi L, xử lý thu nhỏ tổn thương và chưa ghép da vùng đùi trái cho L.

Chiều 31/12, L. đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, phải theo dõi chặt chẽ về tình trạng sức khỏe.

Người nhà của em L. cho biết, L. bị thương do học chế pháo theo hướng dẫn trên mạng xã hội với 50 bao diêm. L. đang kẹp pháo ở trong đùi để nhồi Thu*c thì pháo nổ khiến em bị thương nặng.

Bệnh nhi bị thương (Ảnh: BVCC)

Các chuyên gia y tế tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác cảnh báo, trong tháng gần dịp tết nguyên đán, mặc dù đã có lệnh cấm tàng trữ và sử dụng pháo của Chính phủ, song, bệnh nhân bị thương do các T*i n*n, đặc biệt là pháo nổ vẫn liên tiếp nhập viện.

Đa số bệnh nhân bỏng do tự chế tạo Thu*c pháo theo hướng dẫn trên mạng, sau đó bị tổn thương ở mặt, cổ, hai tay.

Tổn thương ở các vùng này có thể gây phù nề tiến triển nhanh, cản trở hô hấp gây suy hô hấp. Vết bỏng vùng mặt cổ có thể để lại di chứng về thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng tái hòa nhập cộng đồng; Bỏng ở hai tay và bàn tay có thể để lại di chứng sẹo co kéo ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và lao động sản xuất.

Vì vậy, để đón năm mới an toàn và hạnh phúc, các chuyên gia khuyến cáo gia đình, nhà trường và học sinh nên nhận thức mối nguy hiểm của việc tự chế Thu*c gây nổ, để có những hành động quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn tình trạng tự chế tạo các loại Thu*c nổ, gây nguy hại cho gia đình và xã hội.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/thieu-nien-bi-thuong-nang-vi-tu-che-phao-theo-huong-dan-tren-mang-377373.html)

Tin cùng nội dung

  • Bức ảnh bãi rác hoa nhận được cơn bão like, share và comment, thể hiện nhiều điều đáng suy ngẫm.
  • Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) vừa giới thiệu một số hướng dẫn về khám bệnh theo giới tính và độ tuổi, trong đó đặc biệt chú ý đến 9 loại bệnh thường gặp sau đây.
  • Cháu 15 tuổi, mới có kinh nguyệt vài tháng nay.
  • Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể Tu vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu
  • Các bác sĩ ở Úc, lần đầu tiên trên thế giới, đã sử dụng máu bò để cứu mạng thành công một phụ nữ bị T*i n*n xe hơi nghiêm trọng...
  • Trường hợp trẻ gặp những thương tích bất ngờ bạn cần hết sức bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY