Hôi miệng là tình trạng thế nào?
Hôi miệng (hay hơi thở có mùi) là tình trạng tương đối phổ biến, xuất hiện ở cả người lớn hay trẻ nhỏ. Thông thường, chúng ta thường ít chú ý tới và không biết bản thân đang gặp phải tình trạng này, chỉ khi có ai đó “nhắc nhở” thì mới nhận ra hơi thở của mình đang kém thơm tho. Điều này tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng lại khiến bạn lâm vào những tình huống khó xử trong giao tiếp, các mối quan hệ có nguy cơ đi vào “ngõ cụt”, từ đó vấn đề tình cảm và công việc đều không suôn sẻ.
Hơi thở có mùi khiến bạn thiếu tự tin |
>>> Mời quý độc giả cùng tìm hiểu cách chữa hôi miệng cho trẻ nhỏ TẠI ĐÂY
Nhận biết hơi thở có mùi bằng cách nào?
Trên thực tế, để tự mình nhận biết hơi thở có mùi không phải dễ dàng, nhưng cách thực hiện dưới đây vô cùng đơn giản, giúp bạn nhận biết sớm tình trạng hôi miệng và có biện pháp khắc phục kịp thời:
- Ngửi trực tiếp hơi thở là cách khá phổ biến mà bạn có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Hãy hít một hơi sâu, úp khum 2 bàn tay vào vị trí miệng - mũi, sau đó thở ra và ngửi chúng. Tuy nhiên, bạn đã quen thuộc với mùi cơ thể mình nên khó nhận biết được sự khác biệt, do đó khó cho kết quả chính xác.
Cách tự kiểm tra hơi thở |
- Một cách đơn giản không kém chính là liếm trực tiếp vào mu bàn tay, đợi cho nước bọt khô rồi ngửi để kiểm tra.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh, đặc biệt là các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thiết góp ý về mùi hơi thở của mình. Có vẻ hơi “xấu hổ” nhưng điều này vẫn tốt hơn là nhận phản hồi từ đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng.
>>> Mời quý độc giả cùng tìm hiểu hơi thở có mùi là bệnh gì TẠI ĐÂY
Nguyên nhân nào khiến bạn bị hôi miệng?
Như chúng ta đã biết, hơi thở có mùi do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, về “gốc rễ” vấn đề này, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi nướu lợi không được cung cấp dinh dưỡng thường xuyên sẽ kém bền chắc, từ đó những tác nhân có hại từ môi trường dễ xâm nhập và làm tổn thương, gây nhiễm khuẩn răng miệng kèm theo tình trạng hơi thở có mùi.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần khiến tình trạng hôi miệng trầm trọng hơn. Cụ thể là:
- Vệ sinh sai cách: Sau khi ăn uống, răng miệng không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hủy những hạt thức ăn thừa và gây nên mùi hôi khó chịu. Nếu không có biện pháp khắc phục thường xuyên, vi khuẩn sẽ ngày càng tăng sinh, nguy cơ nhiễm khuẩn trong khoang miệng là rất cao và xuất hiện các triệu chứng như: Sưng nướu, chảy máu chân răng, tụt lợi, đau nhức hàm...
- Khô miệng: Tình trạng này có thể hình thành do tuyến nước bọt giảm tiết tự nhiên, cũng có thể vì tác dụng phụ của một số Thu*c làm mất khả năng làm sạch khoang miệng của nước bọt.
- Thực phẩm: Những loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, độ đạm cao,... khi tiêu hóa có thể tạo ra sản phẩm khí “bốc mùi” và gây ảnh hưởng đến hơi thở. Bên cạnh đó, gia vị như hành, tỏi cũng là tác nhân khiến bạn dễ gặp phải tình trạng hôi miệng. Đồ ngọt cũng là tác nhân tiêu biểu gây nên chứng hơi thở có mùi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
- Một số bệnh lý khác như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, trào ngược dạ dày, rối loạn đường ruột, hay đái tháo đường, các bệnh về gan, thận,... cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến hơi thở có mùi.
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt,... làm cho răng, nướu của bạn nhạy cảm hơn, dễ tổn thương và gây nên hôi miệng.
Bệnh đường hô hấp có thể khiến bạn bị hôi miệng |
>> Quý độc giả tìm hiểu thêm cách cải thiện tình trạng hơi thở có mùi và viêm chân răng TẠI ĐÂY.
Giải pháp khắc phục tình trạng hôi miệng
Hôi miệng không khó để khắc phục nếu bạn lựa chọn đúng phương pháp. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn “thổi bay” hơi thở có mùi một cách nhanh chóng và hiệu quả:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Đây là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần thực hiện đều đặn hàng ngày. Bạn cần lưu ý:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chọn bàn chải phù hợp với khuôn miệng, có lông mềm để hạn chế tổn thương nướu, lợi. Đừng quên chải lưỡi, bởi đây cũng là vị trí tồn đọng rất nhiều vi khuẩn.
- Nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng các dung dịch có khả năng sát khuẩn tốt nhằm loại bỏ tối đa vi khuẩn tồn tại trên răng, nướu.
Điều trị bệnh lý liên quan
Trong trường hợp có tổn thương răng miệng (sưng nướu, chảy máu chân răng,...) hoặc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa,... bạn cần điều trị sớm để ngăn ngừa hơi thở bị ảnh hưởng.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Với kho tàng dược liệu phong phú cùng kinh nghiệm lâu đời, đây là phương pháp vẫn được rất nhiều người tìm hiểu, áp dụng bởi tính an toàn và mang đến hiệu quả nhất định.
Một số thảo dược vườn nhà “nổi tiếng” với khả năng khắc phục tình trạng hôi miệng như: Trà xanh, trầu không, búp ổi,... Tuy nhiên, để sử dụng, bạn cần xay, giã,... khá tốn công sức. Ngoài ra, do nguyên liệu sử dụng ít, lượng hoạt chất không cao nên bạn phải duy trì dài ngày mới thấy hiệu quả.
Thấu hiểu được điều này, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và chọn lựa ra những thảo dược có khả năng làm sạch răng miệng tốt, đồng thời chứa nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết cho nướu, lợi để bào chế nên sản phẩm vừa an toàn, hiệu quả, lại tiện dụng hơn. Nổi bật trên thị trường hiện nay chính là dung dịch nha khoa Nutridentiz. Sản phẩm có thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn - được biết đến là nguyên liệu vô cùng quý giá, chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào như: Acid amin, chất béo, carbohydrate, các khoáng chất (Ca, P,..) và vitamin A, D, E, giúp nuôi dưỡng nướu lợi, làm tăng cường sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng kháng khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm tốt, từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Khi kết hợp với các thảo dược quý khác như: Vỏ chay, lá trầu không, cùi quả cau giúp tăng cường tác dụng sát khuẩn, chống loét, giúp những tổn thương trong khoang miệng chóng lành, từ đó làm hơi thở bớt mùi khó chịu.
Dung dịch nha khoa Nutridentiz |
Như vậy, muốn “thổi bay” hơi thở có mùi không hề khó nếu bạn lựa chọn đúng phương pháp khắc phục. Cùng với đó, đừng quên chăm sóc răng miệng mỗi ngày với dung dịch nha khoa chứa sáp ong giúp chứng hôi miệng lùi xa, bạn nhé!
>> Xem thêm chia sẻ của ông Nguyễn Văn Phon (54 tuổi, SĐT: 0908358280, thường trú tại 94 Phùng Hưng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện đang làm việc tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) về cách khắc phục chứng hôi miệng, viêm lợi hiệu quả TẠI ĐÂY.
>> Sản phẩm Nutridentiz cũng được giới chuyên gia đánh giá rất cao về hiệu quả đối với bệnh răng miệng. Mời bạn lắng nghe phân tích của chuyên gia về tác dụng của dung dịch nha khoa Nutridentiz đối với các vấn đề răng miệng TẠI ĐÂY.
Để hiểu rõ hơn về cách khắc phục tình trạng hôi miệng hoặc dung dịch nha khoa Nutridentiz, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 1800.6103 (MIỄN CƯỚC GỌI), kết bạn Zalo/ Viber: 0902.207.582, hoặc website https://nutridentiz.vn/.
*Thực phẩm này không phải là Thu*c, không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh!
Trang Ly
Chủ đề liên quan:
dung dịch dung dịch nha khoa dung dịch nha khoa Nutridentiz hôi miệng hôi miệng là gì nha khoa nhanh gọn nutridentiz viêm chân răng