Kinh tế xã hội hôm nay

Thời thế tạo anh hùng, Covid-19 sinh những người bản lĩnh

Sự bản lĩnh đâu cần thể hiện trong những hành động lớn lao, tinh thần ấy có thể đến trong những hành động nhỏ bé, những con người bình dị nhưng tiên phong hành động, vì tình yêu thương cộng đồng, vì muốn tạo ra sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của những người xung quanh.

Hành trình tiên phong: Khởi điểm từ sự yêu thương…

Bước vào giai đoạn thứ hai của của cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam, người dân nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội. Cũng từ cái hoàn cảnh ấy mà bức tranh cuộc sống lại muôn màu muôn vẻ. Với nhiều người đây là thời gian được sống chậm lại, gạt bỏ những bận rộn công việc và quan tâm gia đình hơn. Với các y bác sĩ, đây là thời điểm vô cùng căng thẳng vì phải chiến đấu với một kẻ thù vô hình ngày càng nguy hiểm. Còn lại nhiều người lao động thì khó khăn vì thiếu việc làm, gánh nặng cơm áo gạo tiền đặt nặng trên vai.

Trước những nỗi niềm ấy của cộng đồng, những người tiên phong đã đưa tay giúp đỡ, theo những cách của riêng mình. Như chị Nguyễn Thanh Thủy, chứng kiến sự vất vả của các y bác sĩ, đồng thời muốn tri ân các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu, chị đã tự mình và huy động bạn bè nấu hàng trăm suất cơm và chè rồi vận chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, dù chị vốn chỉ là chủ một quán ăn vặt nhỏ tại Hà Nội.

Chị Thủy nấu hàng trăm suất cơm và chè cho các y bác sĩ tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

"Mấy hôm nay tôi xem báo đài đưa tin về dịch bệnh lòng rất lo lắng, khi biết được các bác sĩ ở bệnh viện Nhiệt đới trung ương đang phải gồng sức chữa trị và chăm sóc cho hàng trăm người tại đây nên tôi rất thương. Tôi có quen biết với bên bệnh viện nên đã nhờ họ kết nối, mở lòng muốn giúp đỡ họ chút gì đó.” - chị Thủy chia sẻ.

Hiểu được người nghèo là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh, cùng chung hành động như chị Thủy, nhiều quán ăn tại Đà Nẵng, Sài Gòn cũng đã nấu các suất cơm miễn phí để phát cho người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực.

"Bình thường họ đã khốn khó, dịch bệnh thế này thì lại càng khổ hơn. Dù những suất cơm này không đáng là bao nhưng mình mong có thể giúp một phần nào đó cho những người khó khăn tạm vượt qua cơn khủng hoảng này, cùng chính phủ sớm chiến thắng dịch bệnh", anh Đức - chủ quán cơm Yên Vui đã phát 300 suất cơm miễn phí mỗi ngày trong thời gian cách ly xã hội tại Đà Nẵng, bộc bạch.

Thời thế tạo anh hùng, Covid-19 sinh những người bản lĩnh - Ảnh 2.

Anh Đức tận tay trao những suất cơm miễn phí người nghèo tại Đà Nẵng trong mùa dịch Covid-19.

Anh Hoàng Tuấn Anh lại là người tiên phong sáng tạo ra “ATM gạo” để giúp đỡ bà con trong thời điểm khó khăn. Anh đã tận dụng những gì sẵn có của công ty mình làm chủ để tạo ra chiếc máy tự động phát gạo. Anh Tuấn Anh cho biết muốn hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nhưng cũng sợ phát thủ công thì tập trung đông người, dễ lây lan dịch bệnh. Bởi vậy, chiếc máy ATM tự động sẽ giúp hạn chế tập trung đông người, vẫn giữ khoảng cách tối thiểu để đảm bảo an toàn cho người dân.

ATM gạo của anh Tuấn Anh đã giúp cuộc sống của nhiều người dân bớt khó khăn trong mùa dịch.

Hóa ra, đôi khi phải đặt vào một hoàn cảnh nào đó người ta mới hiểu tinh thần tiên phong đâu cần là những hành động lớn lao, tinh thần ấy có thể đến trong những hành động nhỏ bé, từ những con người bình dị nhưng bản lĩnh và nhiều tình yêu thương cộng đồng, muốn tạo ra sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của những người quanh mình.

Đến khát khao lưu giữ và phát triển những giá trị của dân tộc

Khang A Tủa - chàng trai người Mông với ước mơ phát triển con người và bản sắc quê hương Mù Căng Chải qua dự án “Action for Hmong Development”, sau này là dự án là “Vườn mơ” và “Ná nả”. Được hỏi rằng tại sao luôn ở vị trí một người tiên phong, Tủa chia sẻ rằng chẳng phải vì động lực muốn trở thành người khác biệt, mà chỉ vì mong muốn mỗi ngày mình trở nên tốt hơn, muốn trẻ em quê mình được học về văn hóa của chính dân tộc mình và cuộc sống người dân cùng quê mình ngày một tốt hơn.

Thời thế tạo anh hùng, Covid-19 sinh những người bản lĩnh - Ảnh 4.

Khang A Tủa - chàng trai người Mông thành lập ba dự án để phát triển con người và bản sắc quê hương Mù Căng Chải.

Nhìn thấy em gái mình và những trẻ em khác ở Mù Căng Chải không có một chương trình trải nghiệm để hình dung tương lai trước bước ngoặt tuổi 16, Tủa quyết định mình là người phải làm và thực hiện bằng dự án “Vườn mơ”. Với hai chặng chính trong dự án là trại hè và chương trình đồng hành 6 tháng, các em được tham gia các hoạt động như: giao lưu với các anh chị đi trước để hiểu rõ hơn về sự lựa chọn của mình; hiểu hơn về những chất liệu văn hóa quen thuộc của quê hương mình như thổ cẩm, nhuộm chàm,... và hiểu thế giới đang nhìn nhận những văn hóa này ra sao, từ đó lựa chọn những con đường mình có thể đi gắn liền với tri thức bản địa, sản vật quê hương, tự chủ, tự tin với ước mơ của mình.

Khi thấy những sản phẩm lao động thủ công, nông nghiệp của người dân ở Mù Căng Chải chưa được nhìn nhận đúng giá trị, Tủa cũng thành lập “Ná Nả: Mùa gì mua nấy” để tăng thu nhập cho những người nông dân, để công chúng hiểu hơn về các sản phẩm đặc biệt này. Tại Ná Nả, các bà mẹ người Mông như mẹ Tủa có thể bán những sản phẩm mình làm ra từ chai mật ong đến chiếc áo thổ cẩm. Đặc biệt, Tủa còn muốn dự án có thể thúc đẩy trải nghiệm và nâng cao năng lực cho các bà mẹ người Mông thông qua các trải nghiệm kinh doanh, giao lưu với khách hàng.

Tủa quan sát và thấu hiểu khó khăn của những người thân như em gái, như mẹ mình rồi từ đó nhìn ra vấn đề của cộng đồng, và khi đối mặt với các vấn đề đó, Tủa sẵn sàng hành động.

Thời thế tạo anh hùng, Covid-19 sinh những người bản lĩnh - Ảnh 5.

Trên tay Khang A Tủa là cuốn truyện cổ tích người Mông do chính Tủa sưu tầm và biên soạn.

Tinh thần tiên phong của Khang A Tủa xuất phát từ tình yêu với văn hóa và con người quê hương, muốn đem đến một sự thay đổi tích cực với cộng đồng. Tủa cũng chia sẻ, là một người tiên phong, trước hết cần phải có sự can đảm.

“Mình nghĩ người tiên phong trước hết phải là người can đảm. Khi mình đã tiên phong tức là mình đi đầu, mình hầu như sẽ không có kinh nghiệm hoặc tài liệu để biết là chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng nếu đã là người tiên phong thì mình phải đương đầu và sẵn sàng với thách thức, sẵn sàng thay đổi. Điều quan trọng nhất là phải giữ cho tâm thế của mình mở…”

Khó khăn sẽ sớm qua thôi chừng nào vẫn có những con người tiên phong...

Trong những hoàn cảnh và thời điểm khó khăn, đã luôn xuất hiện những người tiên phong. Trong thời Covid, nhiều bác sĩ đã xung phong lên tuyến đầu chăm sóc bệnh nhân dù nguy cơ nhiễm bệnh, những nhân viên hàng không sẵn sàng lên chuyến bay đón người Việt từ vùng dịch nước ngoài hồi hương, những người đầu tiên tự tạo ra những biện pháp giúp đỡ bà con nghèo,... Nhiều người đã trở thành người tiên phong, không phải vì động lực là một người khác biệt, mà vì sự quan tâm chân thành tới cộng đồng.

Sau Covid, kinh tế chắc sẽ còn phải mất một thời gian dài để hồi phục. Nhưng chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục nhanh thôi, sao ta lại không tin tưởng vào những điều có thể như vậy chứ. Vì ngay cả những điều trước đây tưởng chừng không thể như chiếc smartphone của người Việt thì nay chiếc smartphone ấy lại đang dần chiếm lĩnh thị trường, vượt qua những đối thủ tầm cỡ. Điều này càng chắc chắn khi chừng nào vẫn còn xuất hiện những người tiên phong, đặc biệt là về công nghệ, với mong muốn đưa những điều tốt nhất đến với cộng đồng.

Thời thế tạo anh hùng, Covid-19 sinh những người bản lĩnh - Ảnh 6.

Theo Trí Thức Trẻ

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/thoi-the-tao-anh-hung-covid-19-sinh-nhung-nguoi-ban-linh-20200523144006808.chn)

Tin cùng nội dung

  • Trong cuộc sống các quý ông luôn mong muốn mình giữ được phong độ dù ở lứa tuổi nào. Tuy nhiên, có nhiều lúc xảy ra những chuyện khó nói như “trên bảo dưới không nghe”
  • Kỷ nguyên kỹ thuật số đã giúp cho nền báo chí thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển về mọi mặt, cả số lượng lẫn chất lượng thông tin.
  • Bản lĩnh đàn ông có nhiều cách hiểu. Hiểu theo nghĩa T*nh d*c thì nhậu và căng thẳng rất “kỵ” với bản lĩnh. Nhậu “sương sương” thì hưng phấn, nhưng nhậu “quắc cần câu” thì chỉ còn nước quay lơ ngáy khò khò thôi.
  • Tại sao đang làm huấn luyện viên đội bóng nam cậu lại chuyển sang huấn luyện đội nữ? - Để chứng tỏ cho vợ con mình thấy rằng vẫn có hàng chục phụ nữ phục tùng mệnh lệnh của tớ!
  • Cả tuần này, trời đổ mưa to, mình đã cảm nhận được cái lạnh của những cơn mưa thu và thế là mùa hè đã hết. Thời tiết lúc giao mùa này bao giờ cũng dễ chịu hơn.
  • Mùa tựu trường lại đến. Những tấm áo trắng tinh khôi lại nô nức kéo về Hà Nội rực cháy niềm đam mê cho khát vọng tương lai. Biết bao nhiêu ước mơ tươi đẹp lại được chắp cánh và thắp lên niềm hy vọng.
  • Thầy nói cho tôi hiểu, tôi sẽ chẳng là ai trên trái đất này nếu như không chịu học, và tôi sẽ là kẻ trắng tay khi một mai, mọi thứ hào nhoáng biến mất.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY