Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Thông liên thất bẩm sinh và hướng điều trị

Thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất trong tất cả các bệnh tim bẩm sinh chiếm 15%-20% tất cả các bệnh tim bẩm sinh, đó là chưa kể đến các thông liên thất trong các bệnh tim bẩm sinh có tím phức tạp.

Thông liên thất là gì?


Thông liên thất (tiếng Anh: ventricular septal defect, thường được viết tắt là VSD) là một khiếm khuyết của vách liên thất, tức là vách ngăn giữa hai buồng tâm thất của tim. Vách liên thất là một cấu trúc phức tạp gồm: phần cơ, phần màng, phần phễu, phần buồng nhận. Thông thường khi trẻ sinh ra, vách này không có lỗ thông vì vậy không cho phép máu của hai tâm thất hòa trộn với nhau. Trong vách liên thất là nơi có phần đầu quan trọng của hệ thống thần kinh dẫn truyền xung động từ nhĩ đến các phần cơ thất.

Thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất trong tất cả các bệnh tim bẩm sinh chiếm 15%-20% tất cả các bệnh tim bẩm sinh, đó là chưa kể đến các thông liên thất trong các bệnh tim bẩm sinh có tím phức tạp.

TLT là một trong những bệnh tim bẩm sinh thường gập nhất. TLT có thể gặp ở 30-60% tất cả trẻ sơ sinh có bệnh tim bẩm sinh hoặc khoảng 2-6 trẻ trên 1000 lần sinh. Trong quá trình hình thành tim của phôi thai, đầu tiên tim có dạng một ống rỗng, sau đó bắt đầu hình thành các buồng tim và vách tim. Nếu có bất thường nào đó xảy ra trong quá trình này thì vách liên thất được tạo ra không toàn vẹn, tạo nên một lỗ trên vách liên thất. Hiện nay còn có nhiều tranh cãi về việc có phải tất cả các lỗ thông này đều là những bất thường thực sự hay không hay có một số lỗ thông này là hiện tượng bình thường vì có một tỉ lệ lớn các lỗ TLT phần cơ bè đều tự đóng lại trong quá trình phát triển của trẻ. Các nghiên cứu tiền cứu cho thấy tỉ lệ TLT phần cơ bè chiếm từ 2 đến 5 trẻ trên 100 lần sinh có thể tự đóng sớm sau sinh ở 80-90% trường hợp.

Các TLT bẩm sinh thường đi kèm với các bệnh lý khác như hội chứng down.

Một lỗ TLT cũng có thể xuất hiện sau nhồi máu cơ tim một vài ngày do vách liên thất bị thủng cơ học trước khi sẹo nhồi máu hình thành.

Nguyên nhân gây thông liên thất


Về nguyên nhân tác động bên ngoài, những ảnh hưởng từ người mẹ là nguyên nhân lớn nhất gây ra những khiếm khuyết tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Một số ảnh hưởng có thể kể đến như bị cảm cúm trong 3 tháng đầu, uống rượu bia, hút Thu*c, sử dụng chất kích thích hoặc do những biến chứng di truyền từ cha hoặc mẹ. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khiếm khuyết nhiễm sắc thể số 21 cũng khiến trẻ bị tim bẩm sinh và thông liên thất.

S*nh l* bệnh

Khi tâm thất co, hay còn gọi là thì tâm thu, một lượng máu từ thất trái đi qua lỗ TLT sang thất phải sau đó lên phổi và theo các tĩnh mạch phổi quay trở lại nhĩ trái rồi xuống thất trái. Quá trình này tạo nên hai hệ quả. Thứ nhất, lượng máu tuần hoàn luẩn quản này gây nên một tình trạng quá tải thể tích thất trái. Thứ hai, do thất trái bình thường có áp lực tâm thu (~120 mmHg) cao hơn rất nhiều so với thất phải (~20 mmHg) nên thất phải sẽ bị tăng tải áp lực và thể tích thất phải. Chính áp lực và thể tích tăng lên của thất phải sẽ dần dần gây nên những biến đổi của hệ thống tiểu động mạch phổi gây nên tăng áp động mạch phổi ban đầu chỉ là phản ứng có thể hồi phục nhưng dần dần trở nên cố định và không thể đảo ngược được.

Trong trường hợp trầm trọng và tiến triển lâu ngày, áp lực động mạch phổi có thể tăng cao đến mức ngang bằng hoặc vượt hơn cả áp lực hệ thống. Khi áp lực thất phải cao hơn bên thất trái thì luồng máu qua lỗ TLT bị đảo ngược, tức là máu đi từ thất phải sang thất trái. Máu thất phải có độ bão hòa ôxy thấp hơn máu bên thất trái do đó luồng máu đảo ngược này sẽ gây nên biểu hiện tím trên lâm sàng.

Những ảnh hưởng huyết động học của TLT càng thấy rõ ở những bệnh nhân có lỗ thông lớn. Những bệnh nhân này có thể biểu hiện khó thở, ăn uống kém, chậm tăng trưởngvà phát triển cũng như dễ mắc nhiễm trùng phổi nặng. Những trẻ có lỗ thông nhỏ không ảnh hưởng huyết động có thể không có triệu chứng lâm sàng. Có bốn thể giải phẫu của lỗ LTL là: TLT phần (quanh) màng, TLT phần phễu, TLT phần buồng nhận và TLT phần cơ bè.

Dấu hiệu và triệu chứng

Những triệu chứng của thông liên thất thường thể hiện do những khiếm khuyết tim, mức độ của luồng thông, áp lực và sức cản của động mạc phổi. Cụ thể như thường xuyên cảm thấy khó thở, sức khỏe kém, làn da không được tươi tắn, hồng hào. Trẻ nhỏ thường thở chậm, hoặc thở nhanh, gấp, ngực co kéo theo nhịp thở, bú ít, không linh hoạt, chạy nhảy nhiều.

Đối với trẻ mới sinh, thông liên thất thường không gây nên những biểu hiện lâm sàng. Triệu chứng chỉ xuất hiện ngày một rõ rệt sau vài tuần tuổi, khi áp lực động mạch phổi tăng lên và khả năng hoạt động của tim kém.

Điều trị thông liên thất


Với những khiếm khuyết vách liên thất xuất hiện lỗ thông nhỏ (dưới 3 mm), tim phổi vẫn có thể hoạt động khá ổn định và lỗ thông có thể tự đóng theo những điều trị có khoa học. Tùy vị trí lỗ thông liên thất mà tỷ lệ tự đóng khác nhau, TLT phần cơ bè, phần màng có tỷ lệ tự đóng cao.

Đối với tình trạng lỗ thông lớn, tác động đến khả năng hoạt động của tim, việc phẫu thuật sớm là vô cùng cần thiết. Đặc biệt khi phẫu thuật sớm cho trẻ những giai đoạn đầu đời sẽ càng nâng cao khả năng lành bệnh, giúp cải thiện những triệu chứng biểu hiện ở sức khỏe. Mặc dù phương pháp phẫu thuật không đảm bảo khả năng chữa lành hoàn toàn nhưng sẽ giúp cơ thể người bệnh có những chuyển biến tích cực.

Thông tim can thiệp đóng lỗ TLT là một phương pháp ít xâm nhập hơn vì không cần mở ngực, mở tim và có thể thực hiện trong lúc tim vẫn đập tuy nhiên chỉ có thể chỉ định được trong một số trường hợp mà thôi. Đóng lỗ thông liên thất bằng thông tim can thiệp hoặc phẫu thuật tim hở đều có thể có nguy cơ gây tổn thương hệ thống dẫn truyền trong tim và gây nên block nhĩ thất ở các mức độ khác nhau.

Thông liên thất là một trong những khiếm khuyết tim bẩm sinh thường gặp nhất. Cha mẹ cần đảm bảo chế độ mang thai tốt nhất, an toàn và lành mạnh để đảm bảo thai nhi được phát triển toàn diện, tránh nguy cơ khiếm khuyết ở trẻ lúc mới sinh.
Theo Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/thong-lien-that-bam-sinh-va-huong-dieu-tri-n391702.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY