Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ kinh nghiệm chống COVID-19 của Việt Nam với quốc tế

Chiều tối 19/5, Bộ Y tế cho biết thêm 1 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, TPHCM được công bố khỏi bệnh. Bệnh nhân số 92 (nam, 21 tuổi, quốc tịch Việt Nam) là bệnh nhân dương tính lại sau khi được công bố khỏi bệnh vào ngày 14/4.

Khỏe mạnh lại sau 3 năm tai biến mạch máu não nhờ bí kíp của người NhậtTin tài trợ

Quá trình điều trị và theo dõi tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2 liên tục từ ngày 30/4 đến ngày 13/5. Bệnh nhân sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Kỳ họp trực tuyến Đại hội đồng Y tế Thế giới 73 diễn ra ngày 18 - 19/5 trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế tham dự hội nghị. Được sự đồng ý của lãnh đạo Chính phủ, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế đã cùng lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị có liên quan tham dự kỳ họp trực tuyến lần thứ 73 Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA-73) được tổ chức từ ngày 18/5–19/5/2020.

Đại diện cho Việt Nam, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có bài phát biểu về công tác phòng chống và ứng phó với đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo Thứ trưởng thường trực Nguyễn Thanh Long, với quyết tâm chính trị cao “coi chống dịch như chống giặc”, Chính phủ việt Nam đã kiên quyết thực hiện đồng bộ, linh hoạt nhiều biện pháp.

Ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống đại dịch COVID-19 đã được thành lập với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và có sự phối hợp liên ngành. Trong thời gian qua, Việt Nam thực hiện xuyên suốt và hiệu quả 4 chiến lược: Ngăn ngừa – Phát hiện – Cách ly và Dập dịch với sự tham gia tích cực của chính quyền các địa phương để chỉ đạo và huy động các nguồn lực tại chỗ để phòng, chống dịch. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng tự hào chia sẻ, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình lây lan của dịch bệnh, trong đó không ghi nhận trường hợp nào Tu vong.

Về tình hình các bệnh nhân nặng, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân 91 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, chức năng phổi cải thiện, đang tiếp tục thở máy, tiên lượng còn nặng.

Bệnh nhân 271 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, tình trạng sức khỏe ổn định. Bệnh nhân 278 (chuyển từ tỉnh Bạc Liêu lên TP.HCM) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM hiện tại, tỉnh táo, tự sinh hoạt cá nhân, giảm ho, không sốt, mạch, huyết áp bình thường, thở oxy mũi.

Bệnh nhân 321 và 322 là tiếp viên hàng không hãng Vietnam Airlines, thực hiện chuyến bay VN0062 từ Mátxcơva (Liên bang Nga), hạ cánh tại Sân bay Vân Đồn ngày 13/5. Sau khi làm thủ tục khai báo y tế và nhập cảnh, toàn bộ nhóm tiếp viên quay trở lại máy bay, bay về Hà Nội trên chuyến bay không có hành khách. Tới 10h00 ngày 13/05, nhóm tiếp viên đáp chuyến bay VN7485 không có hành khách từ Hà Nội đến TP.HCM. Tại TP.HCM nhóm tiếp viên được cách ly tại khu lưu trú của hãng Vietnam Airlines ở địa chỉ 115 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình.

Tại nơi cách ly, hai bệnh nhân ở chung phòng. Ngày 14/5, cả hai được xét nghiệm lần 1 và cho kết quả âm tính. Chiều 16/5, bệnh nhân 321 bị sốt 38,2 độ C, ngày 17/5 được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được chuyển điều trị, cách ly tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

Sau khi bệnh nhân 321 bị sốt (16/5), bệnh nhân 322 được chuyển phòng ở một mình. Tối 17/5, bệnh nhân 322 được lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly tập trung tại khu C trường Thiếu sinh quân, huyện Củ Chi thuộc đối tượng tiếp xúc gần. Ngày 18/5, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được chuyển điều trị, cách ly tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

Hiện tại tình trạng sức khỏe 2 tiếp viên ổn định.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM đã tiến hành điều tra tiền sử đi lại và lập danh sách, thực hiện cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm đoàn tiếp viên đi cùng chuyến bay với bệnh nhân 321 và 322. Vệ sinh khử khuẩn tại khu lưu trú tập trung của hãng hàng không Vietnam Airlines.

Qua điều tra và nhận định ban đầu, khả năng cao nhất là 2 tiếp viên này đã bị lây trong quá trình vận chuyển hành khách từ Nga về Việt Nam. Ngoài 2 người nhà có tiếp xúc với 2 bệnh nhân tại khu lưu trú thì không có trường hợp tiếp xúc nào khác ngoài tiếp xúc của 2 bệnh nhân với đoàn tiếp viên và tổ bay từ Hà Nội về TP HCM.

Tất cả các trường hợp tiếp xúc hoặc ở chung khu lưu trú đều có kết quả xét nghiệm âm tính. Các trường hợp tiếp xúc gần đều đã được cách ly tập trung để theo dõi, giám sát và thực hiện xét nghiệm tiếp theo.

Được biết chuyến bay VN62 từ Nga về sân bay Vân Đồn ngày 13/5 đã phát hiện 29 trường hợp hành khách nhiễm COVID-19.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/thu-truong-bo-y-te-chia-se-kinh-nghiem-chong-covid19-cua-viet-nam-voi-quoc-te-1660317.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY