Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế: Cứ 100 người Việt Tu vong, có đến 77 ca do bệnh không lây nhiễm

Tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp Tu vong thì có tới 77 người Tu vong do các bệnh không lây nhiễm.

Thông tin này được gs.ts trần văn thuấn- thứ trưởng bộ y tế đưa ra tại lễ ký kết thoả thuận hợp tác chương trình "sàng lọc/ phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại tuyến xã" giữa viện vệ sinh dịch tễ trung ương và quỹ thiện tâm – tập đoàn vingroup diễn ra sáng ngày 7/4. 

Theo thứ trưởng trần văn thuấn, việt nam đang phải đối mặt với một mô hình bệnh tật kép. trong khi chúng ta vẫn phải nỗ lực để kiểm soát bệnh truyền nhiễm với những bệnh, dịch nguy hiểm và mới nổi như đại dịch covid-19, chúng ta cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng của bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu, chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật.

GS.TS Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Tại Việt Nam, trên toàn quốc cứ 100 trường hợp Tu vong thì có tới 77 người Tu vong do các bệnh không lây nhiễm

Trên toàn quốc, cứ 100 trường hợp Tu vong thì có tới 77 người Tu vong do các bệnh không lây nhiễm, trong đó nguyên nhân do bệnh tim mạch chiếm 31%, ung thư chiếm 19%, copd chiếm 6%, đái tháo đường chiếm 4% và các bệnh không lây nhiễm khác chiếm 18%.

“đặc biệt, bệnh không lây nhiễm còn là bệnh lý nền, yếu tố tăng nặng và dẫn đến Tu vong của các trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm hay covid- 19 hiện nay”- thứ trưởng trần văn thuấn nhấn mạnh.

Thông tin thêm về thực trạng của bệnh không lây nhiễm, gs.ts đặng đức anh- viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ tw cho hay, hiện nay bệnh không lây nhiễm đang là thách thức với toàn cầu và là gánh nặng lớn đối với toàn xã hội.

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra yếu tố nguy cơ- Điều tra STEPS 2015, trong số 43,1% người chỉ có 13,6% được đưa vào quản lý điều trị. Tương tự với bệnh tiểu đường, tỷ lệ được phát hiện chỉ đạt 31,1% và chỉ 28,9% được đưa vào quản lý điều trị.

Trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ để giải quyết vấn đề này. Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 20 về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có 95% và đến 2030 có 100% số trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

thứ trưởng bộ y tế trần văn thuấn chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa viện vệ sinh dịch tễ tw và quỹ thiện tâm

Bên cạnh đó, từ năm 2015 thủ tướng chính phủ cũng đã ký quyết định số 376/qđ-ttg phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025, trong đó các giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh dự phòng, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu để giảm thiểu yếu tố nguy cơ, tăng tỷ lệ phát hiện và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm, chăm sóc sức khỏe lấy con người làm trung tâm.

Bộ y tế đã có những nỗ lực triển khai phòng chống bệnh không lây nhiễm trong đó có việc ban hành quyết định số 2559/qđ-byt phê duyệt kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại trạm y tế xã giai đoạn 2018-2020; quyết định số 3756/qđ-byt ban hành hướng dẫn dự phòng, chẩn đoán sớm, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở; quyết định số 5904/qđ-byt ban hành tài liệu chuyên môn “hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã”.

Hiện nay bộ y tế đang hoàn thiện dự thảo kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2021-2025 để trình thủ tướng chính phủ ban hành trong tháng 5/2021.

Trong thời gian qua, viện vệ sinh dịch tễ tw đã triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng các mô hình điểm về sàng lọc/ phát hiện và quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường tại các tỉnh.

chương trình hợp tác "sàng lọc/ phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại tuyến xã” sẽ triển khai tại 3 địa phương là cao bằng, lai châu và ninh bình 

Để tiếp tục hỗ trợ các tỉnh miền núi và trung du khó khăn có nguồn lực để nhân rộng mô hình thí điểm này, chương trình hợp tác "sàng lọc/ phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại tuyến xã” sẽ triển khai tại 3 địa phương cao bằng, lai châu và ninh bình. chương trình hướng đến mục tiêu tăng tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường được quản lý điều trị tại các cơ sở y tế, đặc biệt ở các trạm y tế nhằm hạn chế tỷ lệ tàn tật và Tu vong sớm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người dân tại 3 tỉnh trên trong giai đoạn 2021-2022.

Theo đó, chương trình sẽ có các hoạt động như nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường; hỗ trợ trang thiết bị và vật tư tiêu hao thiết yếu cho các trạm y tế xã và y tế thôn bản; thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm và đưa vào quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường.

Xem thêm: Hơn 3,5 triệu người Việt mắc đái tháo đường và sẽ tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045

Đái tháo đường nằm trong 10 nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu trên thế giới

22 tuổi đã bị tăng huyết áp, cảnh báo gia tăng người trẻ mắc bệnh "kẻ Gi*t người thầm lặng"

 

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thu-truong-bo-y-te-cu-100-nguoi-viet-tu-vong-co-den-77-ca-do-benh-khong-lay-nhiem-n189528.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông tin về một nghiên cứu mới của Canada cho rằng stress trong công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường đã làm nhiều chị em lo lắng.
  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY