Bài thuốc dân gian hôm nay

Thủ tướng: Nếu Hà Nội, TP.HCM để lây nhiễm Covid-19 sẽ rất nguy hiểm

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống Covid-19 vào sáng nay (7/8) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh tinh thần quyết liệt, không được chủ quan, lơ là.

Dự họp có lãnh đạo các bộ, ngành và một số tỉnh, thành phố tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến gồm: Hà Nội, TP.HCM, Thái Bình, Hà Nam, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai, Lạng Sơn, Bắc Giang. 

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cần bình tĩnh, lắng nghe tình hình, đặc biệt là dự báo của Ban Chỉ đạo quốc gia, từ đó đưa ra những giải pháp tốt hơn nữa, những yêu cầu để phục vụ công tác chống dịch kịp thời hơn nữa, huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực…

Làm sao máy móc, thiết bị, sinh phẩm phục vụ chống dịch không được thiếu thốn; nguồn nhân lực, nhất là những chiến sĩ áo trắng có mặt khi cần thiết, kịp thời, tập trung hơn. Hình thức thông tin nào phổ cập hơn nữa tới người dân để người dân cảnh giác, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, nhanh chóng phát hiện ca nhiễm… 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần quyết liệt, không được chủ quan, lơ là, “địa phương nào, ngành nào không có trách nhiệm, không thực hiện tốt chủ trương phòng chống dịch hiện nay sẽ được kiểm tra, xử lý nghiêm khắc”.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ nghe phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm an toàn nhất, tốt nhất để không lây nhiễm đối với học sinh, phụ huynh và giáo viên. Kỳ thi đã cận kề, công tác chuẩn bị đã triển khai nhiều khâu. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh, Thủ tướng lưu ý, việc kiểm tra, đôn đốc, nhất là vai trò của địa phương, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế rất quan trọng.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, với các đô thị lớn, đông dân cư như TP Hà Nội, TP.HCM, nếu để lây nhiễm sẽ rất nguy hiểm, do đó, đặt ra những biện pháp mạnh để khoanh, xử lý ổ dịch là rất quan trọng.

Lây nhiễm trong các hộ gia đình khá phổ biến

Nhận định tình hình dịch bệnh giai đoạn 2 tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, đợt dịch lần này có tốc độ lây lan nhanh và đã có lây nhiễm thứ phát từ những trường hợp mắc trong bệnh viện ra cộng đồng. Ngoài ra, cũng đã xuất hiện nhiều ổ dịch nhỏ có nguy cơ lây nhiễm và bùng phát một số tỉnh.

Kết quả phân tích các trường hợp dương tính theo ngày khởi phát cho thấy chu kỳ lây nhiễm ước tính trung bình 5-7 ngày với hệ số lây nhiễm RO tại bệnh viện ước tính là 5.0 (dao động từ 4 đến 8). So sánh về tốc độ lây lan giữa Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tốc độ lây lan của chủng virus lần này tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng nhanh và phát tán rộng hơn nhiều lần.

Ảnh: VGP

Tính đến thời điểm hiện tại, các trường hợp đi về từ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng ở các tỉnh, thành phố đã và đang được rà soát, yêu cầu thực hiện cách ly y tế phù hợp và tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm, do vậy vẫn đang cố gắng để có thể kiểm soát ổ dịch tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

So với tình hình dịch bệnh giai đoạn trước, các trường hợp lây nhiễm tại Đà Nẵng trong đợt dịch này khá đa dạng với nhiều hình thức lây nhiễm khác nhau. Phổ biến nhất là lây nhiễm trong gia đình, lây sang cho người quen thường xuyên tiếp xúc, lây qua các sự kiện như đám ma, đám giỗ, đám cưới với hoạt động ăn uống tập thể đồng thời cũng xuất hiện nhiều điểm lây nhiễm đáng lo ngại khác như bến xe, trường học, công ty và các cơ sở y tế...

Trong các hình thức này, lây nhiễm trong các hộ gia đình khá phổ biến, số lượng trường hợp mắc theo cụm gia đình rất cao, tính đến thời điểm hiện tại (78 trường hợp trong 27 cụm gia đình) và cao hơn rất nhiều so với trong giai đoạn trước (chỉ có 2 cụm gia đình nhỏ).

Bên cạnh đó, do đặc điểm các hộ gia đình ở Việt Nam sống chung nhiều thế hệ, nên nguy cơ người già, trẻ em bị nhiễm bệnh trong gia đình là rất cao. Hiện tại, tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 là 2,7%, người già trên 60 tuổi là 30,6%.

Tính tới thời điểm hiện tại, dịch bắt nguồn từ Đà Nẵng và đã lan ra 12 tỉnh, thành phố. Trong thời gian vừa qua, những người đi từ tâm dịch Đà Nẵng đã được các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát và xét nghiệm.

Trong đó, TP.HCM phát hiện nhiều nhất với 8 trường hợp dương tính trên tổng số hơn 23.000 người được xét nghiệm là các trường hợp có liên quan đến ca dương tính hoặc những người đi từ Đà Nẵng về có triệu chứng.

Tại Hà Nội, với số lượng người trở về từ Đà Nẵng từ 1/7 đến nay là gần 100.000 người, trong số đó có nhiều người di chuyển qua các địa điểm của Đà Nẵng có nguy cơ lây nhiễm cao nên khả năng phát hiện các trường hợp mắc bệnh tại Hà Nội là rất cao.

Hà Nội đã kính hoạt toàn bộ 10.000 đội phản ứng nhanh

Thu Hằng - Hồ Văn

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thu-tuong-neu-ha-noi-tp-hcm-de-lay-nhiem-covid-19-se-rat-nguy-hiem-664324.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, BV Tai mũi họng TPHCM có khám cho trẻ em không? Tôi có thể tìm hiểu các chuyên khoa của BV này không? Xin cảm ơn và mong chờ các thông tin hữu ích từ Mangyte.
  • Chào Mangyte, tôi muốn làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Vì nhiều lí do tế nhị nên tôi có thể gửi mẫu máu khô đến cơ sở xét nghiệm được không? Nhờ Mangyte cho tôi một số địa chỉ xét nghiệm AND tại TPHCM cũng như giá cả tiến hành xét nghiệm này như thế nào? Xin cảm ơn Mangyte. (Đình Kiên – Long An),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Mangyte ơi, cho em hỏi ở TPHCM em nên đưa con em đi tiêm chủng ở đâu, thời gian nào có thể đi tiêm được ạ? Công việc của em rất bận nên muốn biết lịch để còn sắp xếp đưa cháu đi tiêm. Mangyte giúp em nhé, em cảm ơn!
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào Mangyte, Tôi ở quận Bình Thạnh, TPHCM muốn nhờ Mangyte tư vấn một số thông tin về dịch vụ khám bệnh tại nhà có uy tín. Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường và mất ngủ thường xuyên không tiện đến BV khám vì sức khoẻ yếu. Mong Mangyte giúp đỡ, xin cảm tạ. (Chu Lệ Hà - Quận Bình Thạnh, TPHCM)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY