Lịch vạn niên là cuốn lịch pháp bắt nguồn từ trung quốc, được soạn theo chu kì ngày tháng năm dựa theo thuyết âm dương ngũ hành và quy luật tương sinh tương khắc...vậy sự hình thành lịch vạn niên như thế nào? trong bài viết dưới đây, lịch vạn niên 365 sẽ chia sẻ những thông tin về sự hình thành lịch vạn niên của người trung quốc và thuật chiêm tinh trung quốc.
Lịch vạn niên còn gọi là Hoàng lịch thông thư, Hiệp kỷ lịch, Hiệp kỷ biện phương thư, Vạn bảo toàn thư, Tuyển trạch nhật, Ngọc hạp...
Lịch vạn niên là cuốn lịch dùng cho nhiều năm, soạn theo chu kỳ năm tháng ngày giờ hàng can hàng chi, cứ 60 năm quay lại một vòng lịch, lịch vạn niên dựa theo thuyết âm dương ngũ hành sinh khắc chế hóa lẫn nhau , kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và các cơ sở khác của khoa học cổ đại phương đông. đây là cuốn lịch thông dụng nhất ở nước ta hiện nay.
Theo các ghi chép lịch sử, khoảng 3000 năm trước công nguyên, khi chế độ phong kiến cũng là lúc mỗi triều đại, vua chúa lại ban một bộ lịch riêng để dân chúng theo đó tính năm tháng.
Không rõ năm nào, con người chỉ biết rằng cuốn Hoàng lịch xa xưa nhất đã được phát hiện là cuốn Hoàng lịch năm Bính Tuất, năm thứ tư triều Đồng - Quang nhà Hậu Đường (926).
Trong lịch đó đã có ghi đầy đủ các mục theo lịch pháp định thông thường, ghi rõ ngày nào thuộc trực gì và các việc nên làm, nên tránh từng ngày.
Từ thời nhà Hán đến nhà Thanh, có rất nhiều thuật thuyết khác nhau về nguồn gốc cũng như cách soạn thảo Lịch vạn niên, bởi quay vòng 60 năm Lục thập hoa giáp và 24 phương vị đã có la liệt hàng vạn tên hung tinh, cát tinh khác nhau.
Vua Khang Hy nhà Thanh (1662 - 1722) xét thấy tình trạng chọn ngày tốt xấu quá hỗn loạn, bèn triệu tập các học sĩ có tiếng trong nước thời đó, thống nhất biện luận về các loại Thần sát (hung tinh cát tinh) soạn thành lịch thư có tên là Tinh lịch khảo nguyên. Cuốn lịch này dùng làm cứ liệu soạn lịch hàng năm, còn các loại tạp thuật nhảm nhí bị bãi bỏ.
Đến thời vua Càn Long nhà Thanh (1736 - 1795), ông lệnh cho nhóm học sĩ của mình biên soạn cuốn Hiệp kỷ biện phương thư, nhằm bổ sung cho Tinh lịch khảo nguyên được hoàn hảo hơn.
Hiệp kỷ biện phương thư phê phán những tà thuyết lưu truyền trong xã hội đương thời, đồng thời đính chính lại những sai sót trong Lịch thư của Tòa Khâm Thiên giám.
Đến triều Đạo Quang nhà Thanh (1821 - 1849) có cuốn Trạch cát hội yếu do Diêu - Thừa - Dư soạn, toàn thư gồm 4 quyển, nội dung súc tích đầy đủ, bao hàm được những phần cơ bản của Hiệp kỷ biện phương thư.
Có thể nói 3 quyển Tinh lịch khảo nguyên, Hiệp kỷ biện phương thư và Trạch cát hội yếu nói trên là tiền thân của Lịch vạn niên Trung Quốc.
Nước ta cũng như các nước phương đông, chịu ảnh hưởng của nền văn hoá trung quốc, vì vậy trước khi nghiên cứu lịch vạn niên của ta, không thể bỏ qua lịch vạn niên trung quốc.
Sở dĩ gọi là thuật chiêm tinh (thuật đoán sao), vì các thuật sĩ dựa vào thiên văn học cổ đại, nhìn sao trên trời mà đoán việc đời. Việc đời có tốt, có xấu, có rủi, có may, muốn biết trước phải dựa vào Thuật số. Cơ sở của thuật số là thuyết âm dương ngũ hành kết hợp với dịch lý trong Kinh dịch và kết hợp khéo léo với các yếu tố tự nhiên khác quy định trong lịch pháp thiên văn cổ đại. Vì vậy, các nhà chiêm tinh cũng được gọi là các nhà “âm – dương”.
Theo Lưu-Đạo-Siêu (Giáo sư sử học Trung Quốc)Thuật số đã được hình thành ở Trung Quốc khoảng 3000 năm trước Công Nguyên. Đến thời nhà Hán (206TCN-220)đã hình thành một tầng lớp thuật sĩ chuyên nghiệp với trên 20 thuyết khác nhau.
“Sử ký- Nhật giả liệt truyện” có ghi lại câu chuyện sau đây:
Hán Vũ Đế (năm 23-56 sau CN) triệu các nhà chiêm tinh hỏi ngày, tháng x, cưới vợ được hay không?Người theo thuyết ngũ hành bảo được, người theo thuyết “Kham dư” bảo không được, người theo thuyết “Kiến trừ” bảo xấu, người theo thuyết “Tùng thời” bảo rất xấu, người theo thuyết “Lịch gia” bảo hơi xấu, người theo thuyết”Thiên thân” bảo tốt vừa, người theo thuyết “thái nhất” bảo đại cát. Tranh cãi nhau hồi lâu, đỏ mặt tía tai không ai chịu ai. Cuối cùng Hán Vũ Đế phán: Mọi điều nên hay kiêng, phải lấy thuyết “Ngũ hành” là chính, kết thúc buổi tranh luận. Kế từ đó thuyết ngũ hành được phát triển.
Lời bình của Tân Việt:
Qua câu chuyện trên ta thấy hai ngàn năm về trước đã có nhiều thuyết như vậy, chỉ mỗi vấn đề đơn giản, mà mỗi người trả lời một phách huống gì qua mỗi thời, ta lại có những thuyết mới trồng lên thuyết cũ, cho nên các thầy thuật số bài bác nhau, “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”.
Lịch pháp định do vua ban đã có từ thời xưa khoảng 3000 năm trước công nguyên (không có thời điểm xác định vì không còn có cứ liệu lịch sử).
Ta chỉ biết cuốn hoàng lịch xa xưa nhất đã được phát hiện là cuốn Hoàng lịch năm Bính Tuất năm thứ tư triều Đồng Quang nhà Hậu đường (926). trong lich thư đó đã ghi đầy dủ theo các mục lịch pháp định thông thường, ngoài ra còn ghi ngày nào thuộc trực gì và các việc nên làm, nên tránh từng ngày (theo Lưu đạo Siêu).
Từ thời nhà Hán đến nhà Thanh, trên thị trường nảy nở đến hàng trăm thuật thuyết. Quay vòng 60 năm Hoa giáp và 24 phương vị đã có la liệt hàng vạn tên hung tinh, cát tinh.
Vua khang Hy nhà Thanh (1662-1722) xét thấy tình trạng chọn ngày tốt xấu quá hỗn loạn, bèn triệu tập các học sĩ có tiếng trong nước thời đó, thống nhất biện luận về các loại thần sát ( hung tinh, cát tinh) soạn thành lịch thư. Từ đó giao cho một số học giả dùng làm cứ liệu soạn lịch hàng năm, còn có các loại tạp thuật nhảm nhí bị bãi bỏ. Vua Khang Hy lệnh cho nhóm học sĩ Lý- Quang- Địa biên soạn cuốn tinh lịch khảo nguyên.
Tiếp đến vua Càn Long nhà Thanh (1736-1795), lệnh cho nhóm học sĩ Doãn- Lộc, Mai- Cốc-Thành, Hà- Quốc- Tông... biên soạn cuốn Hiệp kỷ biện phương thư, nhằm bổ sung cho Tinh lịch khảo nguyên được hoàn hảo hơn. Hiệp kỷ biện phương thư phê phán những tà thuyết lưu truyền trong xã hội đương thời, đồng thời đính chính lại những sai sót trong Lịch thư cảu Toà Khâm Thiên giám.
Đến triều đạo Quang nhà Thanh (1821-1849) ( ngang với triều Minh Mạng, Thiệu Trị nhà Nguyễn nước ta) có cuốn Trạch cát hội yếu do Diêu- Thừa – Dư soạn, toàn thư gồm 4 quyển, nội dung xúc tích đầy đủ, bao hàm được những phần cơ bản của Hiệp kỷ biện phương thư.
Có thể nói 3 quyển- tinh lịch khảo nguyên, hiệp kỷ biện phương thư và trạch cát hội yếu nói trên là tiền thân của lịch vạn niên trung quốc.
Hiệp kỷ biện phương thư là cuốn hoàng lịch thông thư hoàn hảo nhất, nhưng là một công trình quá đồ sộ, toàn thư gồm 36 tạp, chỉ có thể dùng làm cơ sở để toà khâm thiên giám biên soạn lịch hàng năm. thời xưa phương tiện thông tin đại chúng còn quá thô sơ, điều kiện ấn loát còn nhiều khó khăn, hoànglịch ban hành với số lượng rất hạn chế, đến tay quần chúng nhân dân rất chậm, nhiều dịa phương còn phải khắc in lại, nên lịch hàng năm dễ lỗi thời, chỉ dùng được một thời gian ngẵn hoạc quá hạn phải bỏ đi. đó là những nguyên cớ hình thành lịch vạn niên ( lịch dùng cho nhiều năm). lịch vạn niên phải súc tích , cô đọng và thông dụng. ở trung quốc lịch vạn niên chỉ mới ra đời khoảng triều đạo quang, quang –tự nhà thanh (thế kỷ 19).
Tác giả: Doãn- Lộc, Mai- Cốc-Thành, Hà- Quốc- Tông, biên soạn theo lệnh chỉ của vua Càn – Long
Toàn thư có 36 quyển:
Quyển 1 và 2 gọi là Bản nguyên: Nêu những kiến thức cơ bản về cách làm lịch gồm Hà đồ, Lạc thư, Tiên thiên bát quái của Phục Hy, hậu thiên bát quái của Chu Văn Vương, học thuyết âm dương ngũ hành, can chi, thập nhị trực, 28 sao, 24 phương vị, 24 tiết khí và căn cứ lý luận của thuật chọn ngày giờ.
Quyển 3 đến quyển 8 gọi là Nghĩa lệ: Giới thiệu tên các sao, tính chất nguồn gốc, cương vị và quy luật vận hành của các sao gộp thành 4 loại thần sát: sao vận hành theo năm, tháng, ngày, giờ
Quyển 10 gọi là Dụng sự: sắp xếp các sao nói trên theo việc, có đến 67 việc của Vua và Triều đình dùng, 37 việc của nhân dân dùng.
Quyển 11 gọi là Nghi kỵ: (nên chọn và nên tránh); nêu tên các sao tốt xấu đối với từng việc. Quyển này có phân biệt mức độ tốt xấu để tuỳ việc mà chọn.
Quyển 12 và 13 gọi là Công quỹ: Giới thiệu đường đi của mặt trời qua các cung Hoàng đạo, Hắc đạo, phân định thời khắc ngày đêm, phương vị mặt trời mọc, mặt trời lặn, thời khắc giao nhau giữa 24 tiết.
Quyển 14-19 gọi là Niên biểu: Xếp theo lục thập hoa giáp, cứ 10 năm là một giáp (1- giáp tý, 2- Giáp tuất, 3- Giáp thân, 4- Giáp ngọ, 5- Giáp thìn, 6- Giáp dần) mỗi giáp một quyển.
Quyển 20-31gọi là Nguyệt biểu: Mỗi tháng một quyển (chú ý: Tính tháng 60 ngày Giáp tý đến Quý hợi, không phải 30 ngày hay 29 ngày như tháng âm lịch bình thường).
Quyển 32 gọi là nhật biểu: Căn cứ theo 60 ngày hàng can,hàng chi mà tính sao tốt sao xấu của 12 thì ( Tý đến Hợi: mỗi thì 2 tiếng đồng hồ).
Từ quyển 33-36: Hướng dẫn cách sử dụng và phê phán bác bỏ những tạp thuyết khác. Trong đó quyển 35 gọi là phụ lục: nêu lên một số tạp thuật chẳng có nghĩa lý gì, nhưng thế tục còn lưu truyền. Đồng thời nêu lên một số tạp thuật khác tự hình thành những loại tên thần sát khác hẳn với thần sát truyền thống. thí dụ : “Nam, nữ cửu cung”, “Nhân thần sở tại”, “ Thái bạch du phương từng ngày”, nào là bách kỵ, ngày cúng ông táo, ngày gội đầu, ngày “ngũ tinh tu trạch” (năm họ sửa nhà). Thuyết “Chu đường giá thú”...
Quyển 36 gọi là Biện nguỵ: Tác giả vận dụng luật Vượng, tướng, hưu, từ, tử,luật xung khắc chế hoá âm dương, ngũ hành, can chi mà nêu lên những luận điểm phê phán bác bỏ những hung tinh, cát tinh, không phù hợp với luận thuyết trên. Trong quyển này có nhiều vấn đề đã bị đưa ra phê phán công kích như: “ Tháng đại lợi cho nam nữ hợp hôn”, “ 24 thần sát tuần hành trên núi”, “Dịch mã lâm quan”, “ Hoả huyết đao chiêm”, “ Nghịch huyết nhẫn” , “ ám đao sát”, “Ngày thần tại, Ngày Phục đoan, Ngày bất tường, Ngày băng tiêu”...
Tác giả: Bảo Châu