Dinh dưỡng hôm nay

Thực phẩm ăn vào không còn sợ say nắng

Trong nhiều biện pháp đề phòng say nắng, say nóng, việc bổ sung những thực phẩm giải nhiệt, tăng cường hệ miễn dịch cũng là một giải pháp hữu hiệu và lâu dài.
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp vào mùa hè, nhất là trong những ngày nắng nóng cao điểm.

Say nắng, say nóng không đơn giản chỉ là những hiện tượng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn nữa, say nắng có thể dẫn đến đột quỵ hay những di chứng thần kinh không phục hồi và có thể dẫn đến Tu vong.

Nguyên nhân của say nắng, say nóng là do người bệnh đi quá lâu dưới trời nắng làm rối loạn điều hòa thân nhiệt, cơ thể bị mất nước trầm trọng...

Tùy vào mức độ thân nhiệt và thời gian đi dưới trời nắng nóng của người bệnh mà biểu hiện của say nắng diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Những biểu hiện nhẹ và tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp, trống ngực đập mạnh.

Nặng hơn nữa là cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, khó thở tăng dần, chuột rút.

Trầm trọng nhất là người bệnh có thể rơi vào tình trạng ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong.

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, nhất là những đợt cao điểm, mọi người đều cần có những biện pháp đề phòng say nắng, say nóng.

Đặc biệt, việc phòng tránh say nắng, say nóng cho trẻ em là rất quan trọng bởi trẻ em là đối tượng ham chơi và chưa thể điều tiết hoạt động của mình cho phù hợp.

Trong nhiều biện pháp đề phòng say nắng, say nóng, việc bổ sung những thực phẩm giải nhiệt, tăng cường hệ miễn dịch cũng là một giải pháp hữu hiệu và lâu dài.

Cha mẹ có thể tham khảo những loại thực phẩm rất có ích cho việc phòng say nắng, say nóng dưới đây:

- Xoài xanh: Trong xoài có rất nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm, say nắng mùa hè.

- Nước dừa: Nước dừa là một loại nước giải khát bổ dưỡng bổ sung nhiều khoáng chất như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Nước dừa vừa giải nhiệt, vừa có tác dụng bù điện giải nên chống say nắng rất tốt.

- Nước chanh: Chanh rất giàu vitamin C giúp tăng cường sinh lực cơ thể, loại bỏ cảm giác chóng mặt, buồn nôn thường diễn ra khi bị mất sức khi lao động căng thẳng dưới trời nắng nóng.

- Mướp đắng: Mướp đắng có tính mát, giải nhiệt tốt, giảm mệt mỏi trong cơ thể nên cũng phòng chống say nắng cực tốt.

- Dưa hấu: Dưa hấu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải khát, giải say nắng, tránh phiền nhiệt, hạ khí, lợi tiểu tiện nên dùng để phòng chống bệnh say nắng và chữa say nắng cực tốt.

- Dưa chuột: Dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt, thúc đẩy tiểu tiện và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể...

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuc-pham-an-vao-khong-con-so-say-nang-11041.html)

Tin cùng nội dung

  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY