Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Thực phẩm giàu i-ốt

I-ốt là một vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon, điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ Sinh d*c và các bộ phận trong cơ thể. Cơ thể thiếu i-ốt dễ dẫn đến bướu cổ, giảm sút trí nhớ....
I-ốt là một vi chất, mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống. Hiện vẫn có nguy cơ về thiếu hụt i-ốt. Mức độ bao phủ muối i-ốt phòng bệnh tại các tỉnh thành gần đây có xu hướng giảm nhất là các tỉnh miền núi.

Nên sử dụng các thực phẩm giầu i-ốt sau đây:

Theo nghiên cứu, lượng i-ốt có trong 100g của một số loại thực phẩm đã được xác định như sau: Hàm lượng iốt trong tảo bẹ cao nhất (khoảng 2000μg (microgram)/kg tảo bẹ tươi). Sau đó là các loại cá biển và các động vật vỏ cứng ở biển (khoảng 800μg/kg). Nước mắm: 950 mcg, muối i-ốt: 555 mcg, rau dền: 50 mcg, rau cải xoong: 45 mcg, cá thu: 45 mcg, nấm mỡ: 18 mcg, súp lơ: 12 mcg, khoai tây: 4,5 mcg...

thực phẩm chứa nhiều iốt (và hàm lượng i-ốt/100g thực phẩm đó): Tảo tía (khô): 1800mcg; rau chân vịt: 164mcg; rau cần 160mcg; cá biển, cua biển: 80mcg; muối biển: 2mcg, sơn dược: 14mcg; muối ăn có i-ốt 7600mcg; cải thảo: 9.8mcg; trứng gà: 9.7 mcg; nước mắm i-ốt 950mcg; rau cải xoong 45mcg; khoai tây 4,5mcg; bầu dục 36,7mcg;... Ngoài ra, trong muối có hàm lượng i-ốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng ít. Hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20μg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2μg i-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.

Tuy nhiên, không phải nạp càng nhiều i-ốt càng tốt. Quá nhiều iốt sẽ làm biến đổi chức năng tuyến giáp, hoặc tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp.

Cách để giúp bạn bổ sung iot trong cơ thể:

- Sử dụng muối i-ốt. Muối i-ốt và muối biển hoàn toàn khác nhau. Muối biển thường không có đủ lượng chất i-ốt.

- Ăn các thức ăn giàu i-ốt như trên.

- Với những người cần bổ sung i-ốt bằng viên bổ sung i-ốt thì phải theo đúng chỉ định bác sĩ nội tiết. Mỗi một viên này chứa từ 50 - 150ug i-ốt và bạn cần khoảng 100- 200ug mỗi ngày.

- Ăn nhiều hơn và chủng loại thực phẩm phải phong phú hơn.

Bác sĩ Nguyễn Phước

Nhu cầu iốt của cơ thể

Trẻ còn bú từ 0 - 6 tháng cần 40mcg; Trẻ còn bú từ 6 - 12 tháng cần 50mcg; Trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 70mcg; Trẻ từ 4 - 9 tuổi cần 120mcg; Trẻ từ 10 - 12 tuổi cần 140mcg; Trẻ từ 14 tuổi đến khi trưởng thành là 150mcg/ngày. Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tăng thêm 50mcg/ngày. Hãy sử dụng muối iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày để cung cấp đủ nhu cầu iốt cho cơ thể và phòng các rối loạn do thiếu iốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thuc-pham-giau-i-ot-n83336.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY