Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Thức tỉnh người điên bằng liệu pháp âm nhạc

Tất cả bệnh nhân đều có thể áp dụng phương pháp này, nhất là những người phát bệnh do căn nguyên tâm lý (ám ảnh, lo âu, trầm cảm...).

Áp dụng phương pháp hình tượng có hướng dẫn và âm nhạc (Guided Image and Music - GIM) vào quá trình điều trị các bệnh nhân tâm thần từ năm 1998, TS. Nguyễn Văn Thọ đã gắn kết 2 lĩnh vực tưởng như chẳng liên quan gì với nhau.

BS Thọ đang điều trị cho bệnh nhân V.T

GIM là phương pháp của bà Helen Bonny (một nghệ sĩ violon được đào tạo trở thành nhà liệu pháp âm nhạc và nghiên cứu về hành vi truyền thống (1960), những năm 1970 bà làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu tâm thần Maryland - Mỹ).

TS Thọ cho biết: “GIM là dùng âm nhạc cổ điển được tuyển chọn (hầu hết của các tác giả Beethoven và Brahms) và chương trình hóa để tiếp cận với tâm lý bệnh nhân. Có khoảng 30 chương trình trong mỗi quá trình điều trị. Mỗi chương trình dài khoảng 40 phút gồm ba phần: đoạn nhạc mở đầu dùng để kích thích hình tượng, đoạn nhạc ở giữa làm sâu hơn trải nghiệm cảm xúc và những bản nhạc ở phần kết nhằm đưa bệnh nhân trở về trạng thái bình thường”.

Đơn cử một ví dụ điển hình: bệnh nhân V.T (Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) bị tâm thần phân liệt 10 năm, TS Thọ sau khi mở bản nhạc Symphonie Nr.4B của Beethoven liền bảo người bệnh: “Nằm lên ghế thật nhẹ nhàng, bình tĩnh. Hít sâu rồi thở mạnh ra. Sau đó, nhắm mắt lại, thả lỏng hoàn toàn các cơ bắp. Hãy xua đuổi hết mọi ý nghĩ trong đầu óc anh. Và bây giờ, những âm thanh của bản nhạc sẽ đến với anh...”. Kết thúc một chương trình, BS lại trò chuyện với bệnh nhân, hỏi những cảm xúc của bệnh nhân để tìm hiểu những tiềm thức, trạng thái tâm lý của họ.

Ông giải thích: “Người bệnh tâm thần luôn bị dồn nén cảm xúc, kiềm chế bản năng. Họ phát bệnh vì ức chế tâm lý nên cần cho họ nghe nhạc cổ điển để khơi mở”. Đối với những người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn tâm lý thì phương pháp này có hiệu quả rõ rệt. Với bệnh nhân V.T lần đầu nghe nhạc đã... nhảy dựng ra khỏi ghế. “Lúc đó nghe nhạc nổi lên, T. sợ lắm!”, nhưng sau bốn lần điều trị thì “nghe nhạc, T. nhớ mẹ và muốn vẽ lại...” (trước đây V.T là họa sĩ).

TS Thọ giải thích: “Tất cả bệnh nhân đều có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng âm nhạc, nhất là những người phát bệnh do căn nguyên tâm lý (ám ảnh, lo âu, trầm cảm...). Tuy mỗi người có sự cảm nhận khác nhau, nhưng qua phương pháp này họ vẫn có thể diễn đạt được ý muốn nói, bộc lộ nội tâm để người chữa trị biết được những xung đột tâm lý được giấu đằng sau vẻ bề ngoài ngu ngơ của họ”.

TS Thọ cho biết thêm: “Khi họ đã chơi nhạc thuần thục thì sẽ áp dụng ở cấp độ cao hơn, đó là Liệu pháp âm nhạc ứng tác. Dựa vào những làn điệu dân ca, điệu lý... bệnh nhân tập theo, ban đầu là hát nối rồi ứng tác dần để tập cho họ tư duy nhanh, phản ứng lẹ... Cho bệnh nhân tham gia vào dàn nhạc là tích cực, đề cao tính tập thể. Lúc nào họ cũng tập trung tư tưởng vì thế mà dần dần thay đổi hẳn ý thức, hành vi...”.

AloBacsi.vnTheo Hà Đình Nguyên - Thanh Niên

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/thuc-tinh-nguoi-dien-bang-lieu-phap-am-nhac-n7773.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY