Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thủng dạ dày và ruột vì ba viên bi nam châm hít chặt nhau

(MangYTe)- 3 viên bi trong mô hìnhlắp ráp là nam châm nên hít chặt nhau, không thể ra ngoài theo cách tự nhiên.

Ngày 24-2, tin từ Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho hay vừa phẫu thuật gắp ra ngoài 3 viên bi nam châm trong bao tử và ruột non để cứu bé trai NHL (6 tuổi, quê Tiền Giang).

Trước đó, vào ngày 18-2, bé L. được người nhà đưa đến bênh viện với tình trạng bụng đau, trương to. Mẹ bé cho biết cách đó 6 ngày, bé có nuốt một số viên bi nam châm. 

Chụp X-quang cho thấy 1 viên bi ở dạ dày, 2 viên còn lại nằm trong ruột non của bé. Cả 3 viên bi hít vào nhau nên làm cho dạ dày và ruột non dính chặt, có biểu hiện bắt đầu hoại tử.

Ngay lập tức, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1 cùng ê kip phẫu thuật đã xử lý gắp 3 viên bi này ra.

Thám sát cho thấy 3 viên bi đã bắt đầu rỉ sét, gây thủng dạ dày, ruột non, làm ứ dịch, nhiễm trùng. Sau khi gắp bỏ viên bi, kíp mổ đã khâu lại các vết thủng, vệ sinh vùng tổn thương cho bé. May mắn, phúc mạc không bị ảnh hưởng. Hiện tại, sức khỏe bé L. đang dần hồi phục và tiếp tục theo dõi tổn thương.

Bé trai đang được tiếp tục theo dõi vết thương tại BV. Ảnh: Phạm An

Theo chị Ngô Thị Thanh Lịch (mẹ bé L.), vào ngày 12-2, bé L. được cha mua cho mô hình lắp ráp bằng viên bi nam châm. Ngày thường, bé L. cũng hay có thói quen ngậm đồ chơi nên chị thường quan sát, nhắc nhở.

Ngày hôm sau, bé L. than đau bụng, nôn ói, nên chị có nghi ngờ bé đã nuốt bi nhưng bé L. sợ không dám nói. Sau hồi dỗ dành, con mới chịu nói ngậm 3 viên bi trong miệng trong lúc xem tivi, bị giật mình nên nuốt vào bụng. Chị đưa con đến BV gần nhà và được chỉ định cho bé uống Thu*c tháo phân để tống viên bi ra ngoài nhưng 6 ngày sau không có kết quả.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác Xã hội BV Nhi Đồng 1 cho biết, trẻ có thói quen ngậm đồ chơi dễ bị giật mình hay quên nuốt vào bụng. Bi nam châm hít vào nhau tạo nên mô hình nên khi nuốt vào rất nguy hiểm.

Trường hợp trẻ bị hóc các đồ chơi tháo rời như mảnh ghép nhập viện không phải là hiếm. Do đó, phụ huynh nên lưu ý, khi bé có biểu hiện đau bụng, sốt, than mệt  sau khi chơi đồ chơi nên tìm cách hỏi bé và đưa con đến cơ sở y tế kịp thời để xử trí.

Bé trai 10 tuổi hoại tử ruột vì nuốt 9 viên bi nam châm

(PLO)- 9 viên bi nam châm nằm ở 2 khoang ruột khác nhau đã hút 2 đoạn ruột lại với nhau gây tắc ruột hoàn toàn, gây hoại tử ruột.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/thung-da-day-va-ruot-vi-ba-vien-bi-nam-cham-hit-chat-nhau-891780.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY