Hô hấp hôm nay

Thuốc điều trị thường dùng trong bệnh lý hen phế quản (hen suyễn)

Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp dị nguyên khiến cho người bệnh hen suyễn xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính”, hết triệu chứng không có nghĩa là hết bệnh, cần điều trị dự phòng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ để cơn hen phế quản không quay trở lại khi gặp các yếu tố thuận lợi.

hen phế quản (hen suyễn) là bệnh mãn tính nên phòng ngừa và kiểm soát bằng Thuốc dự phòng là chìa khóa để người bệnh có cuộc sống bình thường. Các bước chính liên quan đến điều trị/chữa hen phế quản là:

Phương pháp điều trị không dùng Thuốc

- Loại bỏ các chất gây dị ứng (đặc biệt là vật nuôi có lông)

- Giáo dục bệnh nhân: cải thiện khả năng tự quản lý để kiểm soát triệu chứng tốt hơn, giảm số cơn hen suyễn và các tình huống khẩn cấp, cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Rèn luyện thể chất (giảm các triệu chứng hen suyễn, cải thiện khả năng chịu đựng tập thể dục, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ mắc bệnh).

- Trị liệu hô hấp và vật lý trị liệu (ví dụ, kỹ thuật thở, thở bằng môi).

- Ngừng hút Thuốc (với các hỗ trợ y tế và khi không cần hỗ trợ, nếu cần thiết)

- Phương pháp điều trị tâm lý xã hội (trị liệu gia đình)

- Đối với bệnh nhân béo phì cần phải giảm cân.

- Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như thức ăn gây dị ứng, phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi khói, khói Thuốc lá, lông chó mèo và các loại sợi bông, sợi nhân tạo của chăn, đệm, thảm trải nhà. Cũng nên tránh những stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở.

- Tập thở: rất hữu hiệu nhưng đòi hỏi sự kiên trì rèn luyện. Động tác tập thở cũng đơn giản: Tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều oxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 - 3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh.

Các Thuốc điều trị hen phế quản thường dùng

Theo y học hiện đại, hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn được mà chỉ có thể khắc phục bằng cách phòng tránh bệnh biến chứng nặng hơn và có thể kiểm soát bệnh, đưa chức năng phổi về bình thường, cải thiện các triệu chứng được nếu được điều trị bằng phương pháp thích hợp.

Mục tiêu của sử dụng Thuốc trị liệu hen phế quản là ngăn chặn tình trạng viêm của hen suyễn và giảm tình trạng phù nề, tắc nghẽn đường thở, tiết dịch. Các loại Thuốc được sử dụng cho các mục đích này thuộc về hai nhóm:

1. Thuốc cắt cơn (có tác dụng giãn phế quản, giảm co thắt đường thở giúp người bệnh cảm thấy dễ thở ngay).

Các nhóm Thuốc thường dùng trên lâm sàng bao gồm:

Giãn phế quản tác dụng ngắn loại kích thích beta 2 giao cảm (có tác dụng làm giãn các cơ thắt chặt quanh đường thở; cắt cơn khi cơn đã bắt đầu; Thường dùng ngừa cơn gây ra do tập thể dục)

Thuốc kháng cholinergic: Làm giãn các cơ thắt chặt quanh đường thở; Tác dụng chậm hơn các Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn; Có thể dùng kèm Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn để cắt cơn.

2. Thuốc dự phòng hen: Các Thuốc này giúp kiểm soát bệnh và làm giảm nguy cơ lên cơn; Các Thuốc này chỉ có kết quả khi dùng đều.

Thuốc có 3 loại:

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài: Làm giãn các cơ thắt chặt quanh đươờng thở. Có thời gian tác dụng kéo dài, nhưng tác dụng đến chậm hơn Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn; Giúp tránh các cơn xuất hiện về ban đêm hoặc cơn gây ra do tập thể dục; Có thể phòng cơn nhưng không cắt được cơn khi cơn đã bắt đầu.

Thuốc kháng viêm (corticoid): ngăn ngừa hay làm giảm viêm đường thở. Bảo vệ đường thở chống lại các yếu tố gây cơn hen.

Thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc thảo dược

Các loại Thuốc được dùng phổ biến hiện nay thường là các chế phẩm kết hợp

(1) Thuốc cắt cơn với Thuốc dự phòng cơn hen. Trong đó, Thuốc cắt cơn hen thường dùng là hộp xịt salbutamol (Ventolin; Asthalin) hoặc terbutaline. Thuốc chỉ có tác dụng cắt cơn, mà không có tác dụng dự phòng cơn hen

(2) Thuốc dự phòng cơn hen: hiện thường dùng là dạng kết hợp giữa một Thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với một Thuốc giãn phế quản dạng hít. Hai chế phẩm hiện có mặt trên thị trường hiện nay bao gồm: Symbicort và Seretide. Thuốc y học cổ truyền có Thuốc hen thảo dược là chế phẩm duy nhất đang lưu hành trên thị trường đã được Bộ Y tế cấp phép là Thuốc ĐIỀU TRỊ, tương đương với Thuốc dự phòng Tây y, không phải thực phẩm chức năng.

Một số lưu ý khi dùng Thuốc điều trị hen suyễn:

Nếu điều trị ban đầu không kiểm soát được bệnh hen phế quản của người bệnh sau khi đã được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Sau một tháng, cần xem xét thêm các khía cạnh khác:

- Kiểm tra sự tuân thủ điều trị hen phế quản của bệnh nhân (tuân thủ sử dụng Thuốc).

- Kiểm tra kỹ thuật hít phải của bệnh nhân thông qua quan sát trực tiếp của bác sĩ.

- Đánh giá lại chẩn đoán: các chẩn đoán phân biệt khác có thể phải được xem xét bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hẹp đường thở do khối u, viêm mạch máu và tắc mạch phổi.

- Tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại và các chất gây dị ứng

- Các yếu tố làm nặng thêm như trào ngược dạ dày và viêm xoang mạn tính.

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435 / https://www.benhhen.vn/

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần: Ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Lần cập nhật cuối: 20:00 14/04/2020 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/thuoc-dieu-tri-thuong-dung-trong-benh-ly-hen-phe-quan-hen-suyen-n409404.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY