Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Thuốc huyết áp thông thường có thể làm tăng nguy cơ ngừng tim

Phân tích của các nhà khoa học cho thấy, những người dùng nifedipine liều cao có khả năng bị ngừng tim cao hơn đáng kể so với những người đang dùng amlodipine.

Ngừng tim xảy ra khi tim ngừng bơm máu để cung cấp cho cơ thể. Nếu không được cấp cứu kịp thời, ngừng tim có thể gây Tu vong trong vòng vài phút.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tại Mỹ, có khoảng 475.000 người ch*t vì ngừng tim mỗi năm. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nguy hiểm nhất ở Mỹ.

Một nghiên cứu mới đây sử dụng dữ liệu của Mạng lưới ngừng tim đột ngột ở Châu Âu (ESCAPE-NET) đã điều tra xem liệu một nhóm Thuốc mà các bác sĩ thường kê đơn để điều trị đau thắt ngực và tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ ngừng tim đột ngột?

Các nhà khoa học tập trung vào hai Thuốc chẹn kênh canxi có cấu trúc dihydropyridine để điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực (đau ngực liên quan đến giảm lưu lượng máu đến tim) là nifedipine và amlodipine. Tổng cộng, họ đã truy cập dữ liệu từ hơn 10.000 người đang dùng dihydropyridines.  Phân tích của các nhà khoa học cho thấy, những người dùng nifedipine liều cao có khả năng bị ngừng tim ngoài bệnh viện cao hơn đáng kể so với những người không dùng dihydropyridine hoặc đang dùng amlodipine.

Dihydropyridines hoạt động bằng cách chặn các kênh canxi loại L. Khi các kênh này bị chặn, tiềm năng hoạt động của các tế bào tim trở nên ngắn hơn; Tiềm năng hoạt động này chính là sự thay đổi điện tích của màng liên quan đến việc truyền xung lực. Chúng xảy ra trong các dây thần kinh và tế bào cơ. Sự thay đổi này có thể gây ra chứng loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim.

Điều thú vị là, cơ chế tác dụng của Thuốc lại phù hợp với những phát hiện của nghiên cứu. Liều cao của nifedipine rút ngắn tiềm năng hoạt động nhiều hơn đáng kể so với amlodipine liều cao.

Hiện, nifedipine và amlodipine thường được sử dụng bởi nhiều bác sĩ tim mạch. Sự lựa chọn thường phụ thuộc vào sở thích và kinh nghiệm cá nhân của người kê đơn. Cả hai loại Thuốc này được coi là có hiệu quả và an toàn như nhau. Tuy nhiên trong nghiên cứu này lại cho thấy rằng, nifedipine liều cao có thể làm tăng nguy cơ ngừng tim đột ngột do rối loạn nhịp tim gây Tu vong trong khi amlodipine thì không.

Điều quan trọng cần lưu ý là vì đây là một kênh điều tra mới, cần có những nghiên cứu rộng hơn và qui mô hơn. Nếu những phát hiện này được xác nhận trong các nghiên cứu khác, chúng phải được tính đến việc cần phải lựa chọn sử dụng một trong hai loại Thuốc này.

Theo dược thư quốc gia Việt Nam, các tác dụng không mong muốn đã biết của nifedipin thường xảy ra ở giai đoạn đầu dùng Thuốc và giảm dần sau vài tuần hoặc sau khi điều chỉnh lại liều điều trị. Các dạng viên nén thường ít gây tác dụng không mong muốn hơn dạng viên nang. Viên nang tác dụng ngắn, nhanh có thể gây hạ huyết áp quá mức và gây tim đập nhanh do phản xạ nên có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc não.

Các tác dụng không mong muốn của nifedipin như chóng mặt, đỏ bừng mặt, đau đầu, hạ huyết áp, phù ngoại vi... thường là do tác dụng giãn mạch của Thuốc gây nên.

Một nghịch lý xảy ra trong quá trình điều trị là ở một số người bệnh khi mới bắt đầu điều trị có hiện tượng đau thắt ngực tăng lên do huyết áp giảm đột ngột có thể gây thiếu máu cục bộ ở não, cơ tim, và một số người bệnh có thể bị mù thoáng qua. Khi gặp các tác dụng không mong muốn này thì nên ngừng điều trị ngay. Tuy nhiên các tác dụng không mong muốn nặng của nifedipin đòi hỏi phải ngừng điều trị hoặc phải giảm liều thường ít gặp.

Bảo Lâm

((Theo medicalnewstoday 3/2019))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thuoc-huyet-ap-thong-thuong-co-the-lam-tang-nguy-co-ngung-tim-n154831.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY