Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Thuốc Nam trị bệnh tiết niệu

Bệnh tiết niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y, biểu hiện của bệnh là chứng tiểu dắt, tiểu buốt; nặng hơn có thể tiểu ra máu, nước tiểu có màu vàng sẫm, đỏ...

Người bệnh có cảm giác đau đớn khi đi tiểu, cảm giác buốt rát, nóng khi nước tiểu đi qua. Nguyên nhân chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt. Thấp nhiệt tích tụ lâu ngày kết lại ở hạ tiêu làm nước tiểu sẫm, đỏ, tiểu tiện khó khăn, đau buốt. Sau đây là một số bài Thuốc Nam điều trị bệnh tiết niệu:

Tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt, đái buốt, đái dắt: Biển súc 16g độc vị sắc uống hàng ngày.

Hoặc dùng bài: Biển súc 16g, hải kim sa (bòng bong) 10g, bông mã đề 10g, cam thảo 6g, sắc uống.

Chữa viêm bàng quang: Long đởm thảo 10g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, trạch tả 10g, mộc thông 10g, xa tiền tử 10g, đương quy 10g, sài hồ Bắc 10g, sinh địa 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.


Cây biển súc có tác dụng trong trị bệnh tiết niệu.

Trường hợp thủy thũng đi tiểu khó dùng mã xỉ hiện (rau sam tươi) 50g, biển súc 30g, hoàng bá 10g, sắc uống.

Chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, đái buốt, tiểu nóng: Biển súc 16g, mã đề 10g, hoạt thạch 8g, mộc thông 6g.

Hoặc dùng bài: Chi tử 12g, bạch mao căn 12g, cam thảo 4 g, sắc uống.

Chữa đái ra dưỡng trấp: Biển súc tươi 60g, thêm 2 quả trứng gà, sinh khương 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang liên tục 20 ngày.

Hoặc dùng bài: Du long thái (dừa nước) 100-200g khô, thêm chút cam thảo sắc uống thay nước hàng ngày.

Chữa nhiễm trùng đường niệu, viêm bàng quang kèm theo bí đái: Diếp cá tươi 60g, (nếu khô 20g), hạt mã đề 15g, kim tiền thảo 30g, sắc uống.

Hoặc dùng cây trầu nước (hàm ếch) cả cây, sắc uống.

Chữa các bệnh tiết niệu do nhiệt: Cụm hoa mào gà 15g, biển súc 15g, thài lài 30g.

Chữa các bệnh tiết niệu do thấp nhiệt đi tiểu khó khăn, nhỏ giọt, nước tiểu đục: Tỳ giải 10g, ích trí nhân 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, ô dược 6g, sắc uống.

Chữa viêm đường tiết niệu đái buốt, đái dắt: Hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g, tán thành bột mịn, ngày uống 6g với nước sắc 10g mạch môn.

Chữa tiểu tiện khó: Rễ cối xay 30g, rễ cây ngái 30g, rễ cỏ xước 20g, bông mã đề 20g, thổ phục linh 50g, sắc uống.

Chữa đái buốt, đái đục: Vỏ rễ cây duối, rễ cây nhót rừng mỗi thứ 20g, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.

Nếu kèm đái dắt, nước tiểu vàng đỏ, có cặn, sỏi dùng bài: Bạch mao căn 30g, râu ngô 30g, bông mã đề 30g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống.

Chữa viêm tiết niệu đái ra máu: Bạch mao căn 30g, rễ cây đại kế 15g hoặc có thể dùng cỏ nhọ nồi 30g, bông mã đề 30g. Sắc uống.

Nếu kèm theo có sỏi đường tiết niệu: Cỏ nhọ nồi 20g, sinh địa 20g, lá tre 20g, mộc thông 16g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đái ra máu, đau buốt, nhỏ giọt: Địa phu tử (cây chổi xuể) 10g, đông quỳ tử 10g, phục linh 10g, tri mẫu 10g, cỏ lá tre 10g, thông thảo 6g, hoàng bá 6g, cam thảo 6g sắc uống.

DS. Phạm Hinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thuoc-nam-tri-benh-tiet-nieu-n157207.html)

Tin cùng nội dung

  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY