Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thuốc trị ung thư phổi mới có thể làm giảm 70% nguy cơ tái phát và 50% khả năng tử vong

(MangYTe) - Mỹ mới đây vừa nghiên cứu loại thuốc trị ung thư phổi mới và chúng cho ra kết quả đáng ngạc nhiên vì có thể làm giảm 70% nguy cơ tái phát và 50% khả năng tử vong trong vòng 5 năm điều trị.

Thuốc có tên osimertinib, được bán dưới tên thương hiệu là Tagrisso, dành cho bệnh nhân ung thư phổi đã qua điều trị. Dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của thuốc công bố trên Tạp chí Y học New England, được các chuyên gia đánh giá như bước đột phá của lĩnh vực này. Cơ quan Quản lý Dược phẩm Mỹ đã chấp thuận sử dụng thuốc này cho người mắc ung thư di căn.

Thông thường, khối u ung thư phổi do một đột biến gene kích hoạt điều khiển. Nó giải phóng loại protein gọi là EGFR, giúp khối u phát triển. Osimertinib can thiệp vào các tín hiệu do gene gửi đi, ngăn chặn sự giải phóng protein và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tiến sĩ Faiz Bhora, trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực, chủ tịch khoa phẫu thuật ung thư Hackensack Meridian Health, cho biết kết quả nghiên cứu mới "đáng kinh ngạc".

"Trước đây, các bác sĩ ung thư hài lòng với tỷ lệ sống sót 5% hoặc 10%. Giờ đây, chúng ta có thể nhắm đến việc cải thiện 50% khả năng sống sót", ông nói.

Mỹ phát hiện thuốc điều trị ung thư phổi có thể làm giảm 70% nguy cơ tái phát. Ảnh minh họa

Bhora cho biết ông đã nhìn thấy những kết quả đột phá trong quá trình điều trị lâm sàng cho bệnh nhân. Ông cũng nhận định thế giới đang có nhiều liệu pháp nhắm mục tiêu, hiệu quả vượt bậc dành cho các bệnh nhân có đột biến trong khối u.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nước này có khoảng 238.000 trường hợp ung thư phổi mới được chẩn đoán hàng năm, 127.000 người tử vong. Khoảng 25% những bệnh nhân này mang đột biến EGFR. Ung thư phổi không chỉ là căn bệnh của người hút thuốc. Hơn 30% số người mắc không có thói quen này, rất nhiều bệnh nhân là phụ nữ.

Nhóm đủ điều kiện sử dụng osimertinib là các bệnh nhân mang gene EGFR, ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, người từng trải qua điều trị trước đó hoặc từng làm phẫu thuật.

Kim Mosko, 67 tuổi, là một bệnh nhân đã cải thiện sức khỏe nhờ osimertinib. Tháng 2/3023, bà phải làm phẫu thuật cắt bỏ khối u phổi đã phát triển ra ngoài cơ quan. Sau đó, bà trải qua đợt hóa trị kéo dài 4 tháng. Đến tháng 7, bác sĩ phát hiện đột biến gene EGFR và đề nghị bà dùng osimertinib. Ba tháng rưỡi sử dụng, sức khỏe của bà đã cải thiện. Ung thư không quay trở lại.

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính tại Mỹ, cứ 6 người thì có một người được chẩn đoán ung thư phổi trong đời. Báo cáo gần đây của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy phụ nữ trẻ có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn nam giới.

Theo thống kê về dịch tễ bệnh ung thư toàn cầu của Globocan (trực thuộc WHO) năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Trong đó, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỉ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 26.262 ca mắc mới ung thư phổi và 23.797 ca tử vong vì căn bệnh này. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, thuốc lá là nguyên nhân chính, chiếm trên 90% gây ra bệnh ung thư phổi và trên 30% gây ra các loại ung thư khác. Mỗi năm, nước ta ghi nhận hơn 182.000 ca mắc mới ung thư, trên 122.000 trường hợp tử vong. Hiện, có khoảng 354.000 người đang sống chung với bệnh ung thư.

Lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh, ung thư phổi cũng như các loại ung thư khác, nếu phát hiện sớm, điều trị sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng cao. Đồng thời, để phòng chống ung thư phổi cũng như nhiều bệnh ung thư khác và các bệnh không lây nhiễm, Thứ trưởng khuyến cáo, người dân cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá, vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 15-30 lần so với các loại ung thư khác. Bên cạnh đó, phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ và mỗi người phải có thói quen khám sức khoẻ định kỳ.

"Với những người có tiền sử hút thuốc lá, chúng tôi khuyến cáo sau 40 tuổi và sau 50 tuổi nên đi tầm soát ung thư phổi nói riêng, các bệnh ung thư khác nói chung", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.

Đồng thời, lãnh đạo Bộ Y tế cũng kêu gọi cộng đồng hãy cùng chung tay đẩy lùi căn bệnh ung thư phổi; các doanh nghiệp, tổ chức cần đưa chương trình sàng lọc ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đối với các nhóm đối tượng nguy cơ vào chương trình khám sức khỏe định kỳ để hướng tới một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh.

Ngọc Nga (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/thuoc-tri-ung-thu-phoi-moi-co-the-lam-giam-70-nguy-co-tai-phat-va-50-kha-nang-tu-vong-d216019.html)

Tin cùng nội dung

  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY