Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tiếp tục kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành Dân số

MangYTe - Thanh tra chuyên ngành Dân số là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực dân số. Do đó, thời gian tới, cần tiếp tục kiện toàn hệ thống này để thực hiện công tác thanh tra một cách hiệu quả nhất.

"Mắt xích" quan trọng trong công tác dân số

Ông nguyễn việt hùng, phó vụ trưởng vụ pháp chế - thanh tra (tổng cục dân số, bộ y tế) cho biết: thanh tra ngành ds-khhgđ đã trải qua chặng đường 28 năm phát triển với các giai đoạn khác nhau. từ khi thanh tra là đơn vị thuộc ủy ban quốc gia ds-khhgđ (giai đoạn 1993-2002), sau đó là thanh tra ủy ban dân số, gia đình và trẻ em (cơ quan ngang bộ giai đoạn 2002-2007), đến giai đoạn hiện nay là thanh tra tổng cục ds-khhgđ, dù ở vị trí nào, thanh tra ngành ds-khhgđ cũng luôn đóng góp tích cực vào sự phát triển của công tác dân số cũng như của ngành thanh tra việt nam.

Thời gian qua, để thể chế hóa chính sách của đảng, thủ tướng chính phủ đã ban hành nhiều quyết định để phê duyệt các đề án, chương trình về dân số như chiến lược dân số việt nam đến năm 2030; đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030; chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; chương trình truyền thông dân số đến năm 2030; chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030; đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển các cấp; đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021-2030...

"với nhiều nội dung mới của công tác dân số trong bối cảnh chuyển trọng tâm chính sách từ ds-khhgđ sang dân số và phát triển vừa rộng (do liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, nhiều đối tượng dân số), vừa sâu (do quản lý bởi nhiều quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về ds-khhgđ), các chuyên gia nhận định, việc duy trì hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số là rất cần thiết để bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý nhà nước về dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững theo tinh thần nghị quyết số 21-nq/tw về công tác dân số trong tình hình mới", ông nguyễn việt hùng nhấn mạnh.

Tiếp tục kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành Dân số - Ảnh 1.

Thời gian tới, cần tiếp tục kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số để thực hiện công tác thanh tra một cách hiệu quả nhất. ảnh: n.mai

Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành Dân số là nhiệm vụ cấp thiết

Theo lãnh đạo tổng cục dân số, nghị quyết số 21/nq-tw ngày 25/10/2017 của hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương đảng khóa xii về công tác dân số trong tình hình mới đã nêu rõ cần "kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm". đây là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra chuyên ngành dân số góp phần thực hiện tốt công tác dân số trong thời gian tới.

Để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ. Theo đó, một trong các nhiệm vụ, đề án được Chính phủ giao thực hiện là ban hành "Kế hoạch kiện toàn hệ thống thanh tra dân số".

Thực hiện nghị quyết số 21-nq/tw và nghị quyết số 137/nq-cp, ngày 10/12/2019, bộ trưởng bộ y tế đã ban hành quyết định số 5745/qđ-byt về việc phê duyệt kế hoạch kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành dân số đến năm 2025.

Theo ông nguyễn việt hùng, thời gian qua, triển khai quyết định của bộ trưởng bộ y tế, công tác thanh tra chuyên ngành dân số đã triển khai đến 63 sở y tế, chi cục ds-khhgđ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. kiện toàn được hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số, bao gồm ban hành quyết định thành lập bộ phận tham mưu, giao chức năng, nhiệm vụ cho bộ phận tham mưu, giao công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành dân số.

Hiện nay đã có 63/63 Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố cử công chức tham dự bồi dưỡng nghiệp vụ, được cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành Dân số; 62/63 Chi cục DS-KHHGĐ thành lập bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành (trừ tỉnh Sơn La); 59 tỉnh, thành phố đã ban hành Quyết định giao công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Dân số.

Thực hiện quyết định số 2176/qđ-ttg ngày 04/12/2014 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2020, tổng cục dân số đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành dân số cho công chức thuộc tổng cục và chi cục ds-khhgđ các tỉnh, thành phố để đảm bảo có lực lượng thanh tra chuyên ngành theo luật thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành dân số.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành dân số cho 207 công chức thuộc tổng cục và chi cục ds-khhgđ các tỉnh, thành phố; tập huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho gần 200 công chức, viên chức làm công tác dân số tại chi cục ds-khhgđ các tỉnh, thành phố.

Tăng cường sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền

Ông phạm vũ hoàng, phó tổng cục trưởng tổng cục dân số (bộ y tế) cho biết, để thực hiện thành công công tác dân số theo tinh thần nghị quyết số 21-nq/tw của ban chấp hành trung ương đảng, thời gian tới cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về công tác ds-khhgđ. tiếp tục nghiên cứu, tham mưu ban hành các văn bản, chính sách về ds-khhgđ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, điều kiện thực tế của địa phương và pháp luật quy định hiện hành. tăng cường chỉ đạo triển khai việc xây dựng hoặc bổ sung nội dung yêu cầu thực hiện chính sách ds-khhgđ vào hương ước, quy ước xây dựng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa.

Bên cạnh đó, thực hiện lồng ghép chương trình ds-khhgđ với các chương trình, các cuộc vận động khác một cách phù hợp, hiệu quả như chương trình xóa đói giảm nghèo; chương trình xây dựng nông thôn mới... đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. chủ động lồng ghép có hiệu quả các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương.

Đặc biệt, trong bối cảnh chuyển trọng tâm chính sách từ ds-khhgđ sang dân số và phát triển cần tiếp tục kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành từ trung ương xuống địa phương nhằm củng cố nhân lực công chức thanh tra chuyên ngành đủ về số lượng, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng nhằm thực hiện công tác thanh tra có hiệu quả.

Tập trung vào thanh tra việc thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức (các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, sản phụ khoa – KHHGĐ); các quy định của pháp luật để đảm bảo cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng các phương tiện Tr*nh th*i và hàng hóa sức khỏe sinh sản; việc thực hiện các quy định, hướng dẫn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh…

Xung quanh việc dự thảo luật thanh tra sửa đổi không còn nội dung thanh tra chuyên ngành dân số, lãnh đạo tổng cục dân số cho biết, quan điểm của tổng cục là tiếp tục duy trì và củng cố hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số từ trung ương đến địa phương. theo đó, tổng cục dân số đã có ý kiến với các cơ quan có liên quan về việc bổ sung nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành dân số trong dự thảo luật thanh tra.

Mai Thùy

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/tiep-tuc-kien-toan-he-thong-thanh-tra-chuyen-nganh-dan-so-20210429083441522.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY