TS. Bernard Srour thuộc Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học và thống kê tại Sorbonne, Paris, Pháp cùng các đồng nghiệp đã tiến hành phân tích dữ liệu của 105.159 người trưởng. Những người tham gia ở độ tuổi trung bình là 43, chủ yếu là nữ giới (79%). Họ được yêu cầu hoàn thành bảng hỏi kiểm tra chế độ ăn uống của họ mỗi ngày. Nghiên cứu phân loại thực phẩm theo mức độ chế biến, các thực phẩm chế biến sẵn là những sản phẩm được sản xuất sử dụng riêng cho mục đích công nghiệp nhanh chóng, tiện lợi, không cần chế biến lại. Thời gian nghiên cứu từ giữa năm 2009 - 2018. Các phát hiện cho thấy, cứ tăng 10% lượng thực phẩm chế biến thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 12%, bệnh mạch vành tăng 13%, bệnh mạch máu não tăng 11%. Những người không hoặc ít tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn.
Ở nghiên cứu thứ hai, TS. Anais Rico-Campa, từ Khoa y tế Dự phòng và Sức khỏe cộng đồng tại Đại học Navarra ở Pamplona, Tây Ban Nha cùng đồng nghiệp đã tiến hành kiểm tra 19.899 người trưởng thành, trong đó 12.113 phụ nữ ở độ tuổi trung bình là 38. Nghiên cứu được tiến hành trong 10 năm. Kết quả cho thấy, những người tiêu thụ hơn 4 phần thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ Tu vong cao hơn 62% vì bất kỳ nguyên nhân nào so với những người tiêu thụ hai phần hoặc ít hơn thực phẩm chế biến sẵn/ngày.
Mặc dù 2 nghiên cứu này là nghiên cứu quan sát nhưng các chuyên gia cũng kêu gọi các giới chức y tế nên thực hiện các biện pháp để thúc đẩy việc tiêu thụ thực phẩm chưa qua chế biến để bảo vệ sức khỏe.
Chủ đề liên quan:
chế biến chế biến sẵn sẵn có sức khỏe thực phẩm thực phẩm chế biến thực phẩm chế biến sẵn tiêu thụ