Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Tin vui cho những người bị rám má

(MangYTe) – Rám má là một bệnh da thường gặp ở người trưởng thành với tổn thương là các đốm tăng sắc tố màu nâu, xanh đen hoặc đen sạm, thường xuất hiện ở vùng mặt, khiến chị em thiếu tự tin khi bị rám má và luôn đặt câu hỏi có chữa trị được rám má không?

Vì sao bị rám má?

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết điều trị rám má là một thách thức với cả thầy Thu*c và bệnh nhân. Đây là một quá trình khó khăn và lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị. Hơn nữa, còn tùy thuộc vào tình trạng rám, thời gian mắc phải, nguyên nhân gây rám, tính chất công việc, cơ địa, thói quen,... mà khả năng chữa trị cũng khác nhau.

Nếu rám má xảy ra trong thời gian mang thai của chị em, bệnh có thể biến mất một vài tháng sau khi sinh và điều trị có thể là không cần thiết (tuy nhiên, có thể trở lại trong thai kỳ khác).

Bên cạnh đó, do ánh nắng mặt trời và stress là các tác nhân gây bệnh, nên những người làm việc trong môi trường công việc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không quá nhiều áp lực và căng thẳng, thì việc điều trị rám sẽ dễ dàng đạt hiệu quả cao và nhanh hơn.

Tình trạng rám thượng bì (nông), mới xuất hiện cũng sẽ dễ điều trị hơn đối với rám trung bì hay hỗ hợp (sâu) hoặc thời gian bị rám đã lâu.

Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị bằng các công nghệ thẩm mỹ, kỹ thuật cao, các phương pháp phối hợp giữa dùng Thu*c và không dùng Thu*c cùng với việc chăm sóc da đúng cách đem lại hiệu quả cải thiện rõ rệt.

Kỹ thuật mới điều trị không chỉ rám má

Tin vui với nhiều người khi chiều nay, 13/12, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật điện chuyển Ion dẫn Thu*c để phối hợp điều trị rám má, trứng cá, viêm da cơ địa, chống lão hóa da. Đây là đơn vị đi đầu trong áp dụng công nghệ điện chuyển ion bằng máy Acthyderm với quy trình chuẩn xác, an toàn.

Bệnh nhân điều trị nám má tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

TS. BS. Vũ Thái Hà (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, khi bôi Thu*c trên da, Thu*c sẽ được hấp thụ xuống dưới da và gây ra tác dụng. Sự hấp thu Thu*c qua da phụ thuộc vào các yếu tố dược học của Thu*c (dược chất, tá dược, kiểu bào chế), yếu tố sinh học của da (loại và tình trạng da, độ dầy da, nhiệt độ da, mức độ hydrat hóa lớp sừng). Để tăng khả năng thẩm thấu của Thu*c thì điện chuyển ion dẫn Thu*c chính là một trong phương pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Theo TS. BS. Vũ Thái Hà, dùng năng lực của dòng điện là một kỹ thuật không xâm lấn, làm tăng sự xâm nhập của Thu*c có điện tích qua da nhờ áp dụng một dòng điện. Năng lượng điện giúp sự chuyển động của ion qua lớp sừng tương ứng theo nguyên tắc điện cơ bản: các điện tích cùng dấu đẩy nhau và ngược lại các điện tích trái dấu hút nhau. Dòng điện làm tăng đáng kể sự thâm nhập của Thu*c vào các mô bề mặt bằng cách đẩy các điện tích cùng dấu và hút các điện tích trái dấu.

Phân tử trung hòa di chuyển theo dòng chảy liên kết do điện lực thẩm thấu. Khi dòng điện được áp dụng, cũng có một dòng nước từ các bình điện cực vào da. Bất kỳ loại Thu*c nào trong dung dịch, ion hóa hoặc không ion hóa, đều có thể theo dòng nước chảy vào da. Theo cách này, một số loại Thu*c không ion hóa cũng có thể được cung cấp ion trên da.

Có thể chỉ định phối hợp trong điều trị rám má, trứng cá, viêm da cơ địa, viêm da dầu, viêm da tiếp xúc; tăng sắc tố, tăng sắc tố sau viêm; trẻ hóa da, chống lão hóa da; giảm mỡ, cellulite …

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/tin-vui-cho-nhung-nguoi-bi-ram-ma-375709.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Mụn trứng cá, Đông y gọi là thanh xuân đậu, phần nhiều do lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn gây ra. Ngoài ra, tuyến bã nhờn phân tiết quá thịnh cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn...
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Mụn trứng cá là chứng bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì ở cả nam và nữ, bệnh còn gặp ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Mụn trứng cá có thể ở một vùng hoặc cả mặt, mức độ dày mỏng khác nhau, liên tục hay từng đợt, bệnh dai dẳng.
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY