Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tình hình dịch COVID-19 sáng 28/4: Mỹ vượt 1 triệu ca mắc, WHO cảnh báo dịch bệnh còn kéo dài

MangYTe - Đến 8h30 sáng 28/4, thế giới đã vượt xa ngưỡng 3 triệu người mắc so với thời điểm ghi nhận mốc này chiều qua. Riêng nước Mỹ đã vượt mốc 1 triệu người nhiễm bệnh.

Mỹ vượt 1 triệu ca mắc, tốc độ lây nhiễm COVID-19 ở châu Âu chậm lại

Đến 8h30 sáng nay, thế giới đã vượt xa ngưỡng 3 triệu người mắc so với thời điểm ghi nhận mốc này chiều qua. Tổng số người nhiễm bệnh COVID-19 trên toàn cầu là 3.064.161, trong đó có 211.534 người thiệt mạng.

Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện ở Los Angeles, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Mỹ đã vượt mốc 1 triệu người nhiễm bệnh. Trong 24 giờ qua, quốc gia này có thêm 22.099 ca mắc mới, 1.360 người Tu vong. Tổng số ca mắc và Tu vong tại Mỹ là 1.010.356 và 56.797.

Sau lệnh nới lỏng về giãn cách xã hội và từng bước mở cửa trở lại các khu vực kinh tế, hôm qua, theo nguyện vọng của nhiều người Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi một số thống đốc bang xem xét "nghiêm túc" việc mở lại các trường học.

Tây Ban Nha, nước có số ca nhiễm cao thứ hai thế giới, sau Mỹ, đã có thêm một ngày số ca nhiễm giảm. Sáng nay, số ca mắc mới của Tây Ban Nha là 2.793 (giảm 77), số ca Tu vong là 331 người (tăng 43). Hiện nước này ghi nhận 229.422 người nhiễm, 23.521 người ch*t vì dịch COVID-19.

Tại Italy, Cơ quan Bảo vệ Dân sự cho biết đã có thêm 1.739 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 lên 199.414 người, 333 người Tu vong. Kể từ hôm 10/3, đây là mức tăng số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày thấp nhất ở Italy.

Dịch COVID-19 vẫn đang lây lan với tốc độ nhanh tại châu Âu với số ca Tu vong vẫn chưa giảm tại nhiều nước, đặc biệt tại Italy (Ảnh minh hoạ)

Theo tin mới nhất, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cam kết sẽ cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại ngay trong tuần sau khi dừng lệnh phong tỏa toàn quốc. Dự kiến các trường học sẽ được mở lại vào tháng 9.Liên đoàn Bác sĩ Italy cho biết, trong 2 tháng qua đã có 151 bác sĩ nước này Tu vong do nhiễm virus SARS-CoV-2. Quốc gia đứng thứ hai thế giới về số ca Tu vong này cũng ghi nhận có thêm 1.696 bệnh nhân hồi phục sức khỏe, đưa tổng số ca được điều trị khỏi lên 66.624 người.

Trong 24 giờ qua, tại Pháp số ca Tu vong vì COVID-19 đã lên tới 23.293 người (tăng 437), số ca nhiễm đứng thứ tư thế giới với 165.842 (tăng 3.742). Theo ước tính của Nghiệp đoàn bác sĩ đa khoa gia đình Pháp, con số Tu vong tại nước này trên thực tế cao hơn con số được thống kê vì không tính đến số bệnh nhân ch*t tại nhà - lên tới khoảng 9.000 người.

Nước Đức, hiện đang có gần 158.758 người nhiễm (tăng 988), 6.126 người Tu vong (tăng 150). Các số liệu này cho thấy, Đức hiện đang cố gắng kiểm soát mức nhiễm và giảm số người Tu vong đến mức thấp nhất có thể. Trong khi đó, nước Anh ghi nhận một ngày có số người nhiễm tăng vọt lên 4.309 người, thêm 360 ca Tu vong.

Nga vượt qua Trung Quốc về số ca nhiễm COVID-19, Nhật Bản mở rộng danh sách cấm nhập cảnh

Nga ghi nhận 87.147 trường hợp nhiễm Covid-19, đứng thứ 9 thế giới về số ca nhiễm, vượt qua Trung Quốc.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện K+31 ở Moskva, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Để ngăn chặn sự lây lan của virus 12 triệu người dân của Moscow được yêu cầu ở trong nhà kể từ ngày 30/3.Trong 24 giờ qua, Nga có thêm 6.198 ca nhiễm COVID-19, đưa tổng số ca nhiễm virus lên 87.147. Số trường hợp Tu vong tại nước này hiện là 794. Số ca mắc mới trong ngày tại Nga đã vượt lên đứng thứ hai sau Mỹ. Phần lớn ca nhiễm virus tại Nga là ở Thủ đô Moscow.

Hôm qua (27/4), trong nỗ lực khống chế sự lây lan của dịch bệnh, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẽ đưa thêm 14 nước vào diện tạm cấm nhập cảnh công dân nước ngoài. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày mai 29/4. Lệnh này áp dụng trong vòng 14 ngày với các công dân thuộc 14 nước trong đó có Nga, Ukraine, Belarus, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Qatar, Kuwait, Oman, Djibouti, Peru. Đến nay, Nhật Bản đã cấm nhập cảnh đối với các công dân đến từ 87 quốc gia và vùng lãnh thổ để ngăn chặn dịch COVID-19.

Tính đến sáng nay, Nhật Bản có thêm 144 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca lên 13.585 với số ca Tu vong hiện là 372 người.

Tại Đông Nam Á đã ghi nhận trên 40.000 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong đó, Singapore đang là nước có số ca nhiễm cao nhất Đông Nam Á và tỉ lệ lây nhiễm cao nhất châu Á với tổng số ca nhiễm là 144.423 người và 14 ca Tu vong.

Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận thêm 799 ca nhiễm mới (giảm 132 ca so với một ngày trước đó. Điều đáng nói là trong số ca nhiễm mới, có tới 787 là lao động nhập cư và chỉ có 14 người là công dân Singapore và người thường trú.

WHO cảnh báo dịch bệnh còn kéo dài

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 27/4 đã cảnh báo, đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt, trong khi xu hướng dịch bệnh đang gia tăng tại các nước Đông Âu, Châu Phi và Mỹ Latinh. Ông cũng bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về tác động từ tình trạng gián đoạn của các dịch vụ y tế thông thường, đặc biệt là đối với trẻ em.

"Chúng ta còn một con đường dài ở phía trước và rất nhiều công việc phải làm", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

H.Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/tinh-hinh-dich-covid-19-sang-28-4-my-vuot-1-trieu-ca-mac-who-canh-bao-dich-benh-con-keo-dai-2020042721472732.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nam giới trì hoãn được thời gian xuất tinh lâu hơn đáng kể sau khi cắt bao quy đầu ở tuổi trưởng thành, một nghiên cứu khẳng định.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật... ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ cơ thể hoặc là một phản ứng của niêm mạc đường hô hấp khi có tác dụng nhân kích thích (dị ứng).
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ đường hô hấp. Ho cũng là một triệu chứng biểu hiện khi niêm mạc đường hô hấp bị viêm do các nguyên nhân khác nhau.
  • Các dấu hiệu khác như chuột rút, chân có vết lõm, vết bầm... đều là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Hãy quan sát đôi chân thường xuyên để phát hiện sớm khi có bệnh.
  • Năm nay tôi 65 tuổi. Thời gian gần đây, tôi rất hay bị ho, tôi đã sử dụng nhiều bài Thu*c Đông y mà các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Bạn bị ho suốt nhiều tuần lễ. Làm sao để biết đó là một cơn cảm lạnh khó trị hay một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
  • Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c ở nữ giới cao hơn nam giới. Chị em cần biết cách bảo vệ cũng như phát hiện bệnh sớm để có thể kịp thời điều trị.
  • Đối với phụ nữ do kinh nguyệt, thể chất dễ khiến cho cơ thể bị thiếu máu ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Mangyte ơi, cháu bị cảm cúm, hắt xì, sổ mũi liên tục. Sau khi mua Thu*c uống cháu bị nấc liên tục đến bây giờ là hơn 1 ngày...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY