Trải qua nhiều biến cố vẫn khẳng định giá trị độc đáo của mình như một “đặc sản” tinh túy của dân tộc. Đặc biệt, có hai phái võ còn vươn ra thế giới khẳng định vị thế đó là Võ kinh Vạn An Phái (ở phường An Đông, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) và Phái võ họ Hồ (hay còn gọi là phái võ Hồ Ngạnh ở Tây Sơn, Bình Định). Với những cao thủ từ xa xưa, luyện võ cũng là luyện tính trượng nghĩa, bao dung, giải trừ những điều xấu quanh mình.
Ít năm trước, khi còn minh mẫn, chưa vĩnh viễn từ giã cõi trần, bà Trần Thị Vui, một trong những cung tần cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn hay say xưa kể: Các cẩm y vệ sau khi được tuyển vào cung vua sẽ được đưa đi đào tạo những thế võ mà chỉ có nhà vua và thầy dạy võ mới được biết tường tận. Các thị vệ này phải trải qua những kỳ sát hạch rất nghiêm khắc để chứng minh lòng trung thành với cung cấm.
Ở thời đại phong kiến, võ cổ truyền Vạn An Phái có tên gọi là Võ kinh. Võ này dùng cả trong việc thi tiến sĩ võ, được truyền thụ, giữ gìn, phát triển cho tới ngày nay. Từ lúc hình thành, triết lí: “Điều thiện dứt khoát phải làm. Điều ác dứt khoát loại bỏ. Giúp người thế cô” đã được từng võ sĩ, thị vệ khắc ghi.
Võ sư Trương Ngọc Giai là người tạo nền móng cho phái võ học dân tộc này. Vượt qua nhiều cuộc tỉ thí khắc nghiệt, gay cấn, võ sư Trương Ngọc Giai được lựa chọn làm Đội trưởng đội cẩm thị vệ hoàng cung thời vua Tự Đức.
Từ khi hình thành, môn võ kinh luôn hướng đến việc đào tạo nên các thị vệ có thể đi nhanh như gió, xuất chiêu mạnh như bão. từ đó, trương ngọc giai nổi lên như một người rành các thế võ độc đáo nhất. từ khi bước vào cung cấm, trương ngọc giai không hề để xảy ra bất kỳ sai sót nào trong tất cả các chuyến nhà vua đi công du.
Nhà nghiên cứu võ học trần văn tùng nhận định: võ kinh do thị vệ trương ngọc giai quản lý và chỉ huy liên tục được nhà vua ghé thăm để thị sát việc huấn luyện các thế võ, chỉ được áp dụng để hoàng tộc. đội cẩm thị vệ mỗi tuần phải yết kiến với nhà vua ít nhất 3 lần và diễn tập các thế võ cho vua xem. có những thế võ như “cắt gió trong đêm” rất được ưa chuộng trong triều nguyễn. thế võ này phải trải qua 5 năm luyện tập mới có thể thành thục. khi xuất chiêu thì nhanh hơn cả ngựa phi.
Trải qua bao biến cố, khi các triều đại phong kiến sụp đổ, Đội trưởng cẩm y vệ Trương Ngọc Giai qua đời, võ sự Trương Thăng lên làm chưởng môn. Năm 1972, Võ kinh Vạn An Phái đẩy mạnh phát triển theo tôn chỉ “người Việt học võ Việt” nhằm tôn vinh văn hóa võ cổ truyền Việt Nam. Năm 2002 võ sư Trương Thăng qua đời, con trai của ông là võ sư Trương Quang Kim kế thừa, tiếp tục phát triển tinh hoa võ thuật cùng tôn chỉ do cha mình để lại.
Mục tiêu cao nhất của học võ là rèn đức độ và sức khỏe. Qua nhiều thăng trầm nhưng hiện nay Võ kinh Vạn An Phái vẫn chiếm giữ vị thế đặc biệt quan trọng và được xem là cái nôi của võ cổ truyền nước ta. Bằng những thế võ độc đáo của mình, đến năm 2013 phái võ này được phát triển hầu khắp các nước trên thế giới như: Pháp, Úc, Ý, Mỹ...
Tổng hội Võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Pháp từng nhiều lần mời Võ kinh Vạn An Phái sang Pháp biểu diễn và thi đấu và được nhiều người Pháp thán phục. Hàng trăm võ sinh là người châu Âu, Bắc Mỹ cũng đăng ký được học môn võ học cổ truyền này của Việt Nam.
TS. Tony Saphon, người Pháp chuyên nghiên cứu võ cổ truyền Việt Nam cho biết: Mỗi lần Vạn An Phái sang nước Pháp hay các nước khác biểu diễn ai cũng thán phục tinh thần luyện tập và sự tinh túy trong các thế võ của dân tộc Việt Nam.
Nói đến võ kinh vạn an phái không thể không nhắc đến đặc trưng, thế mạnh của môn võ này so với các môn võ khác. theo như võ sư trương quang kim giải thích: võ kinh là bộ đi theo tự có kinh thơ. được tinh hóa bởi các đấng tiền nhân đã đi trước đúc để trở thành môn võ đặc biệt thi vào tiến sĩ võ. khi luyện phải có những khẩu hiệu để luyện võ như: nội tam hiệp, tích thần khí (tinh thần không rối loạn khí lực dồi dào), “ngoại tam hiệp, nhạn thủ thân” (dùng con mắt nhìn đối thủ).
Bước vào chương trình học võ sinh phải bái sư, nhãn pháp (luyện đôi mắt), luyện ngũ hành (luyện gân cốt, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Kế đến luyện tấn pháp (chân vững như bàn thạch), luyện thủ pháp (44 bộ gồm gạt, đỡ, chỉ, chỏ, chưởng...). Luyện cước pháp, đỉnh cao là loạn đả tàng vân. Đây cũng chính là biện pháp để đào tạo các thị vệ xưa. Muốn đạt đến tầm cao, các võ sư phải luyện thêm khí công, công phu y võ và đòi hỏi võ sinh phải có t*m đ*o tốt (thiện làm, ác dứt khoát loại bỏ). Quá trình tập luyện gian khổ, bài bản như vậy cho nên Trưởng môn Trương Quang Kim cùng các võ sinh của mình có nội công rất thâm hậu. Đặc biệt qua việc tìm hiểu môn võ cũng như tiếp xúc với võ sư chúng tôi nhận thấy rằng vừa trò chuyện một cách bình thường, chúng tôi vừa đặt tay lên thử ở bụng võ sư thì có cảm giác như một luồng khí từ bên trong truyền ra, mặc dù ông không vận khí công.
Theo võ sư Trương Quang Kim thì: Trước tình cảnh võ học cổ truyền dân tộc đang có nguy cơ mai một, dù kham khổ đến mấy cũng phải gìn giữ bởi nhiều thế võ có từ thời các thị vệ xưa được thế giới công nhận như “lôi phong phước” đây là thế võ dùng cho các vương tôn quân tử ở triều đình, quạt trở thành binh khí. Bài võ “Xuân thiên đề đao” cũng được biểu diễn nhiều ở các nước trên thế giới. Thế giới xem đó vừa là sự độc đáo vừa là cách rèn sức khỏe, tránh tối đa mọi bệnh tật của người Việt. Ước mong của Võ kinh Vạn An Phái là có ngày được đưa môn võ này ra nước ngoài rộng rãi hơn nữa để vừa truyền thụ vừa quảng bá hình ảnh võ cổ truyền Việt Nam với bạn bè thế giới.
Cùng với Võ kinh Vạn An Phái thì Phái võ họ Hồ (ở Tây Sơn, Bình Định) cũng đóng góp nhiều giá trị tinh hoa cho võ học cổ truyền dân tộc Việt Nam bằng bài võ roi uyển chuyển và tinh tế.
Người khởi xướng ra phái võ này là danh võ Hồ Ngạnh (1891 - 1976). Ông Ngạnh từng là giáo đầu về môn võ roi cho binh sĩ hộ thành Huế suốt nhiều năm liền. Sau này ông được phong chức tổng giáo đầu. Các thế hệ sau truyền lại rằng, hầu như tất các các thị vệ, môn sinh được ông Ngạnh huấn luyện quanh năm không bị bệnh tật gì, ai cũng sống thọ trên 70 tuổi.
Môn võ roi của võ tướng Hồ Ngạnh đến nay vẫn còn nhiều điều rất khó lý giải và đã được biểu diễn trong các hội thi võ cổ truyền toàn quốc cũng như trình diễn cho các đoàn khách quốc tế thưởng thức. Cách dùng roi của phái võ này hoàn toàn khác biệt so với việc dùng thương hay gậy của các phái võ hiện nay.
Nhiều năm làm tổng giáo đầu cho nhà Nguyễn ở kinh thành Huế sau này ông Hồ Ngạnh có tham gia phong trào Cần Vương. Vua Bảo Đại từng khen mỗi đường roi của Hồ Ngạnh vung ra là tuyệt kỹ vô song. Khi còn làm tổng giáo đầu, chỉ có tên tướng cướp khét tiếng Dư Đành mới dám so tài với Hồ Ngạnh. Nhiều thế võ roi được Hồ Ngạnh sáng tạo ra từ chính quá trình lao động, rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày như: Roi Thái sơn, Roi Tấn nhất, Roi ngũ môn...
Sau khi Hồ Ngạnh qua đời, người cháu của ông có tinh thần võ học đặc biệt là Hồ Sừng tiếp tục duy trì việc dạy võ cho người dân Bình Định đồng thời củng cố và giữ gìn võ đường Phái võ họ Hồ ở làng Thuận Truyền (xã Bình Thuận, Tây Sơn, Bình Định). Võ đường này cũng được xem là cái nôi của nền võ học dân tộc Việt Nam, tiếp thêm đam mê võ dân tộc cho thế hệ này nối tiếp thế hệ khác.
Quyết không để tinh hoa dân tộc bị mai một, rất nhiều con cháu và học trò của ông Hồ Sừng đã tiếp nhận, rèn luyện và tinh thông môn võ roi này như: Võ sư Hồ Cương, võ sư Hồ Bé (đang truyền dạy võ tại võ đường Phái võ họ Hồ). Từ võ đường này, nhiều võ sinh đã thành danh và trở thành trụ cột trong đội tuyển võ thuật tỉnh Bình Định như: Hồ Thứ, Hồ Thị Kim Tâm, Đức Thiệt, Hồ Thị Thảo...
Bài và ảnh: ĐÔNG HƯNG-VĂN HÙNG
Chủ đề liên quan:
122 bệnh viện sắp liên thông kết quả xét nghiệm Bắn chết bảo vệ bệnh vi Bệnh việ bệnh viện cảnh sát chăm sóc chăm sóc da đón tết kết quả xét nghiệm người chủ rửa mặt say rượu sữa rửa mặt t nghiệm Tết 202 Tết 2020 trào lưu trào lưu mới