Tâm linh hôm nay

Tinh thần và mục đích giáo dục của Đức Phật

Nếu giá trị thật của con người nằm ở đời sống đạo đức và trí tuệ thì con đường giác ngộ giải thoát không có ranh giới của giới tính, chủng tộc, màu da. Bất cứ ai, một khi thực hành đúng chánh pháp sẽ chắc chắn chứng đắc được các quả vị như nhau, đạt được hạnh phúc và an lạc như nhau.

 >>Đức Phật

Tinh thần giáo dục của Đức Phật

Đức như lai là một nhà giáo dục bình đẳng, ngài tuyên bố với nhân loại rằng cánh cửa thành công đạt được con đường giải thoát phải rộng mở cho tất cả mọi người, từ nam nữ, lớn nhỏ, sang hèn, cao thấp, đạo đức hay tội lỗi. nếu ai biết cải thiện đời sống trong sạch thì sẽ đạt được con đường giải thoát như đức phật.

Bài liên quan

Quan điểm giáo dục của đức Phật là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ

Trong lịch sử nhân loại, đức phật là người đầu tiên phủ nhận các học thuyết về tập cấp xã hội, trong đó, thể chế người có sức mạnh sẽ cai trị và là chân lý trong khi người yếu sức sẽ bị làm nô lệ. đức phật đã nâng những giai cấp thấp tận cùng xã hội đứng ngang hàng địa vị của những người được coi là giai cấp cao nhất lúc bấy giờ, thông qua tiêu chí đạo đức và trí tuệ. cũng chính đức phật, người đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đã đưa vai trò người phụ nữ lên địa vị cao bằng cách thiết lập giáo đoàn nữ đầu tiên trong lịch sử các tôn giáo.

Theo đức Phật, nếu giá trị thật của con người nằm ở đời sống đạo đức và trí tuệ thì con đường giác ngộ giải thoát không có ranh giới của giới tính, chủng tộc, màu da . . . Bất cứ ai, một khi thực hành đúng chánh pháp sẽ chắc chắn chứng đắc được các quả vị như nhau, đạt được hạnh phúc và an lạc như nhau.

Mục đích giáo dục của Đức Phật

Bài liên quan

Giáo dục Phật giáo với môi trường qua thuyết 'Duyên Sinh'

Mục đích giáo dục của đức phật nhắm vào con người nhiều hơn, vì con người là trung tâm điểm của thế giới. hạnh phúc hay khổ đau, hòa bình hay chiến tranh cũng từ con người mang đến. do đó, để xây dựng một xã hội vững mạnh và an định về kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, trước tiên theo đức phật phải giáo dục con người chính nó, từ mặt vật lý, tâm lý, S*nh l*, cho đến ý chí tình cảm và trí tuệ. đọc lại kinh thiện sanh thuộc kinh trường bộ số 16 chúng ta sẽ bắt gặp đức phật nói về sáu mối tương quan để xây dựng một xã hội tốt đẹp.

Đó là mối tương quan giữa cha mẹ và con cái; giữa thầy và trò; vợ và chồng; cá nhân và bà con láng giềng, bạn bè; chủ và thợ; tu sĩ và cư sĩ. trong đoạn kinh khác (kinh du hành số 2- trường a hàm i), đức phật trả lời gián tiếp với bà-la-môn võ-xá, đại thần của vua a-xà-the, về bảy phương pháp làm cho đất nước cường thịnh. kinh tăng chi, chương 7 pháp cũng đề cập đến 7 điều làm cho đất nước phồn vinh.

Bài liên quan

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Trong kinh chuyển luân thánh vương tu hành số 6 (trường a hàm i) đức phật dạy, sở dĩ có người trộm cắp, hung ác, cướp bóc là do họ nghèo đói. muốn chấm dứt nạn này (trộm cắp, hung ác, cướp bóc) thì phải cải thiện đời sống cho họ, cấp hạt giống cho người dân, đầu tư cho các thương gia và phải trả công thích đáng cho người làm thợ. ngài cũng dạy, nên thay đổi chi phí cúng tế thần linh để cứu trợ cho người dân nghèo.

Toàn bộ hệ thống giáo lý của đức thế tôn không ngoài mục đích cải tạo con người xấu thành người tốt, người tốt trở thành người tốt hơn, phàm thành thánh. giáo dục của phật giáo là giáo dục chuyển hoá bản thân và xã hội, trên cơ sở tự lực của mỗi người.

Minh Chính

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tinh-than-va-muc-dich-giao-duc-cua-duc-phat-d38881.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY