Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tô phở dát vàng đắt nhất Việt Nam: Khen - chê mất hương vị truyền thống

Thông thường thực khách đã quá quen ở mức chỉ vài chục nghìn đồng thì giờ đây nhiều người không khỏi choáng khi nghe mức giá cho một tô phở lên đến gần 4 triệu đồng.

Phở là món ăntruyền thống của Việt Namvà được vào top 100 món ăn ngon nổi tiếng thế giới. Phở được bán ở khắp các tỉnh thành với giá trung bình khoảng 30-50.000 đồng/tô. Đắt hơn, các nhà hàngphở có giá cao hơn, dao động từ 50-120 nghìn đồng/tô.

Mới đây, mộtnhà hàng cao cấpở TP HCM gây chú ý khigiới thiệu bát phở có giá gần 4 triệu đồng. Thông tin về bát phở đắt đỏ nhanh chóng khiến dân tình tò mò. Theo bếp trưởng nhà hàng cho hay,bát phở mang tên Phở King (Vua của các loại phở) chỉ bán trong tháng 8. Giá bát phở này là 3,8 triệu đồng, chưa bao gồm một số khoản phí khác.

Hình ảnh bát phở dát vàng.

Cũng theo bếp trưởng của nhà hàng, phởđược nấu theo cách truyền thống của phở với xương ống, đuôi, bò, nạm sườn và xương gà, ninh nhừ trong 48 giờ cùng cácgia vị quen thuộc như hồi, quế, kèm theo đó là sợi phở làm thủ công. Bên cạnh đó, tô phở được nâng cấp hơn ở phần nguyên liệu khi có thêm nấm kim cương tươi (truffle), bò Wagyu A5, gan ngỗng và vàng lá nhập khẩu từ Đức.

Các nguyên liệu làm món phở có giá 3,5 triệu đồng/kg; gan ngỗng có giá 2,5 triệu đồng/kg, vàng lá 3,5 triệu đồng/gói.

Được biết, tô phở đắt đỏ được bán ở toà nhàLandmark TP HCM. Nhà hàng này từngnổi tiếng với bát phở giá 1 triệu đồng. Lý do đắt đỏ vì nhà hàng sử dụng loại thịt bò Wagyu hảo hạng từ Úc. Bát phở này giá cao không chỉ vì các nguyên liệu đắt đỏ mà còn vì thực khách vừa có thể ăn phở vừa ngắm nhìn thành phố từ trên cao.

Ở Hà Nội, một số nhà hàng giới thiệu phở bò Kobe khoảng 600 - 800.000 đồng/bát. Hay phở bát đá bò Wagyu tại một nhà hàng khác có đặc trưng nguyên liệu dùng để nấu nước dùng là gân nai, sá sùng, xương bò và một số thảo mộc và loại thịt bò Wagyu.

Với mức giá gần một triệu đồngnàyđã từng khiến không ít người tranh luận vì khá đắt đỏ. Lần này tô phở còn có giá đắt gấp 4 lần. Vì vậy không phải thực khách nào cũng trải nghiệm được tô phở đặc biệt này. Không ít ý kiến đồng tình, khen ngợi về sự sáng tạo của đầu bếp. Cũng không ít người tranh cãi dữ dội về việc tô phở hàng triệu đồng này.

"Đắt phải sắt ra miếng" nhưng trên các diễn đàn không ít review của thực khách cảm thấy chưa hài lòng về tô phở đắt nhất Việt Nam. Đặc biệt hương vị chuẩn phở Việt được nhắc đến nhiều nhất.

Một số bình luận của dân mạng. Ảnh chụp màn hình

Nhiều ý kiến cho rằng, các nguyên liệu được kết hợp nấu trong bát phở 4 triệu không phù hợp với món phở "trú danh" của người Việt. Các ý kiến của cư dân mạng đưa ra như: "Nhìn đi! có giống bản sắc món phở truyền thống trú danh của Việt Nam không. Thà đặt tên món khác cho rồi"; "Nói thế chứ nhìn là biết không ngon. Phá hết vị phở. Cứ đơn giản là ngon nhất". "Thế thì còn gì là phở"...

Món phở xưa nay của người Việt, thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.Nước dùng nói chung được làm bằng việc hầm xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gà và gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi,… “Bánh phở”, theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi.

Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,… Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.

Dẫu biết một bát phở ngon còn tuỳ thuộc vào tay nghề, công thức gia truỳen của mỗi người. Tuy nhiên, không phải món ăn nào khi được "Việt hoá" bồi đắp "nguyên liệu ngoại" để trở nên xa xỉ mới là ngon. Món ăn ngon phải là món ăn không mất đi hương vị, hồn cách của chính món ăn đó.

Việc một bát phở với giá gần 4 triệu đồng không hẳn là ngon nhất nhưng chắc chắn là bát phở vấp phải tránh cãi nhiều nhất khi có thêm nguyên liệu chưa từng xuất hiện trong món phở Việt Nam.

Theo Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/to-pho-dat-vang-dat-nhat-viet-nam-khen--che-mat-huong-vi-truyen-thong-d175092.html

Theo Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/to-pho-dat-vang-dat-nhat-viet-nam-khen-che-mat-huong-vi-truyen-thong/20231031023307057)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ngoài việc dùng Thu*c, chế độ ăn uống cũng một phần nào hỗ trợ người bệnh làm chậm quá trình tiến triển của căn bệnh nguy hiểm này.
  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY