Nhi Nội tiết - Chuyển hoá di truyền hôm nay

Chuyên khoa nhi giữ chức năng chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý di truyền lâm sàng và các bất thường bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp, tư vấn tiền thụ thai (khám tiền sản đề phòng các bệnh di truyền), khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết và tiểu đường ở trẻ em. Các bệnh lý nội tiết nhi khoa và chuyển hoá di truyền có thể kể đến như: tiểu đường sơ sinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu G6PD, chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm̀ hoặc muộn và các bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, thượng thận, sinh dục, tuyến tụy (cường insulin)

Toan chuyển hóa: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức

Tăng acidlactic thường là hậu quả của ngộ độc rượu nặng, đái đường, viêm tuỵ cấp. Ngộ độc rượu nặng vừa có tăng ceton máu vừa có tăng acidlactic.

Định nghĩa

Toan chuyển hóa là một vấn đề lớn trong thăng bằng kiềm toan, cần được hiểu rõ. Còn toan hô hấp thì gắn liền với những vấn đê suy hô hấp cần được giải quyết ở chương lớn về hồi sức cấp cứu.

Toan chuyển hoá được xác định bằng tỷ lệ bicarbonat huyết tương giảm dưới 20 mmol/L có kèm theo PaC02 bình thường hoặc thay đổi.

Nếu pH còn bình thường: toan chuyển hoá có bù.

Nếu pH giảm: toan chuyển hoá mất bù. Lúc đó PaC02 giảm xuống đến 20 torr. Nếu PaC02 xuống quá thấp dưởi 20 torr phải nghĩ đến một tổn thương não phối hợp, ví dụ: xoắn khuẩn leptospira có thể gây viêm não, suy thận cấp, tổn thượng não gây tăng thông khí, kiềm hô hấp, suy thận cấp, toan chuyển hoá cũng gây tăng thông khí.

Nguyên nhân

Suy thận cấp hoặc mạn: C03H- giảm (1-20 mmol) thường kèm theo tăng kali máu.

Tăng acidlactic thường là hậu quả của ngộ độc rượu nặng, đái đường, viêm tuỵ cấp. Ngộ độc rượu nặng vừa có tăng ceton máu vừa có tăng acidlactic. Tăng acid lactic thường có kèm theo tăng khoảng trông anion trên 12mmol, bicarbonat giảm dưới 5mmol, bệnh nhân thường thở rất nhanh và sâu.

Ỉa chảy, mất nước mất muôi nặng, gây mất C03H- làm toan chuyển hoá thường kèm theo truy mạch.

Xử trí

Xử trí nguyên nhân:

Phải cố gắng xử trí sớm, thí dụ dùng insulin trong hôn mê đái tháo tháo đường, điểu trị sốc để làm mất acidlactic.

Xử trí triệu chứng:

Các Thu*c:

Cần xử trí ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, nên nhớ rằng toan chuyển hoá thường có tăng kali máu.

Dùng bicarbonat là đơn giản và hiệu quả nhất: Nếu nhẹ: có thể cho uống lg bicarbonat có 12mmol bicarbonat. Có thể dùng nước suối khoáng có nồng độ bicarbonat cao (như Kênh gà). Truyền tĩnh mạch các dung dịch 1,4%, 4,2% và 8,4%.

THAM là một chất nhận ion H . Dung dịch uống 20% có ích lợi khi dùng ở bệnh nhân cao huyết áp, không được đưa natri vào cơ thể, THAM uống không qua niêm mạc ruột).

Cách truyền và tốc độ truyền:

Toan ceton máu do đái tháo đường có thê làm giảm pK máu đến mức thấp nhất: chỉ cần natri bicarbonat 1,4% truyền tĩnh mạch 500ml trong 3h. Khi bệnh nhân bắt đầu phải cho thêm kali (0,75g/l).

Ngược lại toan lactic cần được giải quyết bằng bicarbonat 1,4% truyền nhanh (500ml trong 20 phút). Khi cần hạn chế nước thì dùng dung dịch 4,2 hoặc 8,4%.

Cách tính lượng dịch truyền:

Dựa vào lâm sàng: theo dõi nhịp thở và độ sâu của hô hấp.

Dựa vào xét nghiệm:

Bicarbonat (mmol) = 0,4 X TLCT X (20mmol – CO3H- b/n)

Cũng cần theo dõi cả điện tim để điều trị kali máu.

Toan chuyền hoá do ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp; bù lại dịch với NaCl 0,9% và bicarbonat 1,4%. Phải cho thêm kali.

Lọc ngoài thận:

Thường phải thực hiện khi có suy thận cấp thể vô niệu hoặc thể còn nước tiểu nhưng có dị hoá mạnh làm urê máu và kali máu tăng quá nhanh. Các Thu*c như bicarbonat, THAM chỉ có mục đích hạn chế sự phát triển của toan chuyển hoá và tăng kali máu.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/toan-chuyen-hoa/)
Từ khóa: toan chuyển hóa

Chủ đề liên quan:

điều trị hồi sức toan chuyển hóa

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY